Hình ảnh

Cuối tháng 10 có gì lạ?

thing

Năm nay tôi dạy 2 lớp sinh viên Toán năm thứ nhất (tức là toàn thể sinh viên năm 1) ĐHSP TP HCM. Một điều đáng ghi nhận là một số SV mới này biết sử dụng LaTeX và một số sinh viên khác quan tâm tới Đại số máy tính. Vì vậy tôi sẽ tạo một trương mục về LaTeX-Ubuntu-Đại số máy tính.

Vì sao Ubuntu? Đơn giản là tôi chỉ sử dụng Ubuntu, không thường sử dụng Windows . Do đó nếu có vấn đề phát sinh tôi không trả lời ngay được. Tất nhiên người học có thể sử dụng Windows, nhưng phải tự tìm hiểu cài đặt, cấu hình và đặc biệt là set path để LaTeX có thể điều khiển được  XCAS.

Nhân dịp  Ubuntu phát hành bản mới Ubuntu 14.10, các bạn sinh viên nào yêu thích đại số máy tính nên download Ubuntu 14.10 vào ngày kể trên và cài Ubuntu vào máy tính của mình. Các bạn cài Ubuntu song hành với MS Windows đã có sẵn.

Những việc tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn từng bước sau.

Hãy thường xuyên đọc thông tin trên trương mục này.

Thôi về đi đường trần đâu có gì …

Đầu tháng chín tôi đi dạy sử dụng máy tính cầm tay cho giáo viên trung học các tỉnh phía nam tít tắp vùng đất mũi. Chuyến đi kéo dài mười ngày và thực dạy 6 ngày, còn 4 ngày còn lại như Vinh nói với tôi:

– Để kéo thầy ra khỏi áp lực công việc.

Tiếp tục đọc

Tân Thông Báo!

 

Sau khi đi dạy MTCT ở Cà Mau và Bạc liêu về, Thầy phải khẩn trương viết cho xong quyển sách:

sach

 

Hôm nay quyển sách đã viết xong và đã nộp bản thảo cho BITEX.
Bắt đầu từ ngày mai 25/9/2014 thầy sẽ trả lời các câu hỏi của các bạn và sẽ viết bài mới.

Thân
Thầy Sơn

Thông báo nghỉ

Thầy Sơn sẽ đi dạy máy tính cầm tay  cho các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang và Vũng Tàu. Do đó sẽ không viết bài gì mới cho đến 15 tháng 9. Các câu hỏi khẩn, nếu ở nơi dạy có y5 thầy sẽ cố gắng trả lời.

Hẹn gặp lại vào trung tuần tháng 9.

Nguyễn Thái Sơn

 

 

Hình ảnh

Kỷ niệm 3 năm trước làm blog cũng vào mùa thu.

chimse


Ta về đây như chim sẻ nhỏ

quá cô đơn đập cánh bay buồn
Em làm nghiêm như bông mắc cỡ
Ta vô tình lạc gió viễn phương
35

Nói thêm về việc cài đặt phần mềm giả lập CASIO FX 570VN Plus

Vừa qua Thầy Sơn tham gia giảng dạy cho BITEX về việc sử dụng máy tính cầm tay (MTCT) CASIO FX 570VN Plus cho giáo viên THCS và THPT ở hầu hết các tỉnh. Đa số người học đều thích phần mềm giả lập của máy tính này.

Riêng về phần mềm giả lập, tôi có viết một bài về việc cài đặt phần mềm. Phần mềm do CASIO cung cấp, phương pháp cài đặt là thay đổi địa chỉ card mạng. Việc thay đổi địa chỉ này không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của card mạng. Nguyên nhân là vì CASIO giới thiệu và vận hành thử cho BITEX thấy bản Sample trên máy tính để bàn của anh Trần Thế Vinh, trưởng phòng đầu tư giáo dục của BITEX. Do đó phải đổi địa chỉ card mạng cho giống địa chỉ card mạng của máy tính nói trên. Việc thay đổi địa chỉ card mạng khá là khó khăn, nhất là đối với các bạn không rành về phần cứng máy tính và cấu hình MS Windows. Hiện nay BITEX đang thương lượng với CASIO về việc sở hữu hợp pháp phần mềm này.

Trong khí chờ đợi hai bên đạt thoả thuận, một bạn đọc của blog đã hack vào phần mềm và giả thiệu bản hack được này.

do đó các bạn nào yêu thích phần mềm mà chưa nhận được bản chính thức của CASIO (tới thời điểm này chưa có) hoặc bản Sample do CASIO giới thiệu cho BITEX, có thể dùng bản đang lưu hành.

1. Cài đặt. Giải nén file rar vào một thư mục, chạy file vcredist_x8.exe để cài đặt thư viên bổ sung, sau đó chạy file Casiofx570vnplus.exe sẽ hiển thị máy tính giả lập.

2. Zoom màn hình. Nếu bạn cần phải hướng dẫn lại cho người khác trên một khán phòng rộng, các bạn phải bật cửa số và zoom cửa sổ này lên lớn nhất có thể. Để con trỏ chuột vào bất cứ đâu trên máy tính giả lập, nhấp nút phải và chọn cửa sổ bật, khi màn màn hình cửa sổ bật đã mở, chọn Zoom lên x6.

3. Sử dụng keylog. Bạn download font ES03.ttf, copy font vào thư mục fonts của Windows. Khi đó, mỗi lần bạn thực hiện trên máy tính, toàn bộ quá trình bấm phím sẽ ghi lại trên keylog, mở màn hình keylog lên các bạn sẽ thấy nội dung của nó. Copy và dán vào Word nếu bạn thấy cần thiết.

4. Quay phim màn hình. Dùng một chương trình quay phim màn hình, ví dụ Camtasia ghi lại quá trình thực hiện, ví dụ để xem thử các bạn download file pdf sau về máy và chạy bằng Acrobat Reader:
tm.pdf

Thể tích tứ diện

Bài thi ĐH và Tú tài phần HHKG thường yêu cầu tính thể tích tứ diện. Thông thường ta áp dụng công thức:

V=\dfrac13 Bh

Thế nhưng bài toán tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau có thể áp dụng công thức sau đây:

d(AB, CD) = \dfrac{6V}{AB.CD.\sin (AB, CD)}

Công thức này không có trong SGK 12 nên các em có nguyện vọng chứng minh. Hôm nay viết chứng minh lên đây để nếu HS hỏi, bảo hãy đọc blog osshcmup.

tudien

Không cần chứng minh chi tiết.

Chứng minh công thức tính thể tích tứ diện ABCD:

V=\dfrac16 AB.CD.d(AB, CD).\sin (AB, CD)

Trong mặt phẳng (BCD) vẽ hình bình hành BCDE.

Ta có: V_{ABCD}= V_{ABCE} = \dfrac13 S_{ABE}. d(C, (ABE))

Mà: S_{ABE} = \dfrac12 BA.BE.\sin(BA, BE) = \dfrac12 AB.CD.\sin(AB, CD)

d(C,(ABE)) = d(AB, CD). Suy ra công thức cần chứng minh.

Bảng đính sách Khảo sát hàm số và Tích phân

Trong thời gian qua nhiều bạn đã mua quyển sách Khảo sát hàm số và Tích phân từ takara.vn

Quyển sách được viết cách đây 5 năm và viết khẩn trương để kịp cho học sinh LTĐH có tài liệu luyện thi sau ngày lễ 30/4. Vì vậy quyển sách  có một số sai sót rất đáng tiếc.

Nay thầy Sơn đã phát hành trang đính chính kèm theo sách. Các bạn đã mua quyển sách này có thể download file pdf về để sử dụng. Nhân đây thầy Sơn gửi tặng sourcecode LaTeX của file này để các bạn yêu thích LaTeX dùng làm tài liệu học tập TeX.

Đính chính Khảo sát hàm số và Tích phân (pdf)
dckshstp.tex

\documentclass[10pt]{book}
\usepackage[utf8]{inputenc}
\usepackage[vietnam]{babel}
\usepackage[utopia]{mathdesign} 
\usepackage{amsmath}
\usepackage{times} 
\usepackage{color} 
\usepackage{enumitem}
\usepackage[paperwidth=14.5cm, paperheight=20.5cm, left=1.75cm,right=1.75cm,top=1.75cm,bottom=1.75cm]{geometry}
\usepackage{fancybox}
\usepackage{fancyhdr}
\pagestyle{fancy}
\lhead{}
\chead{}
\rhead{\textit{Đính chính}}
\lfoot{\textbf{Khảo sát hàm số và Tích phân}}
\cfoot{}
\rfoot{\thepage}
\renewcommand{\headrulewidth}{0.4pt}
\renewcommand{\footrulewidth}{0.4pt}


\newcommand{\khung}[2]{
\begin{tabular}{|c|}\hline
\parbox{#1}{{\color{white}{a}} \\ #2\\ {\color{white}{b}} }\\ \hline \end{tabular} 
}


\begin{document}
\parindent=0pt

\chapter*{Đính chính sách\\ Khảo sát hàm số và\\ Tích phân} 

\textit{Thông thường các lỗi chỉ xảy ra ở một hai ký tự. Tuy nhiên để dễ theo dõi, thầy sẽ viết lại nguyên một đoạn để các em dễ đọc.}

\begin{enumerate}
\item \textbf{Các trang 16 và 17.} \textit{(các dòng cuối của trang 16 và dòng dầu trang17)}\bigskip


Như vậy ta có $y=(\dfrac{x}{3}+\dfrac{b}{9a})y'-\dfrac{2}{9a}(b^2-3ac) x + d - \dfrac{bc}{9a}$

Bằng cách thay $x_{CT}$ (hoành độ các điểm cực trị) vào phương trình trên ta có $y'(x_{CT})=0$. Do đó $y_{CT}= -\dfrac{2}{9a}(b^2-3ac) x_{CT} + d - \dfrac{bc}{9a}$.

Vậy phương trình đường thẳng đi qua hai diểm cực trị là: 

\begin{center}
\fbox{$y= -\dfrac{2}{9a}(b^2-3ac) x + d - \dfrac{bc}{9a}$}
\end{center}
\item \textbf{Trang 19.} \textit{(các dòng cuối bài 3 và trên bài 4)}

Chia $y$ cho $y'$ ta có $y=P(x).y'+Q(x)$, với 
$$P(x)=\dfrac{x}{3}-\dfrac{1}{9}(m+3); \quad Q(x)= \dfrac{-2m^2+2m}{9}x+\dfrac{15+ m}{3}$$
Ta có $y=\left[\dfrac{x}{3}-\dfrac{1}{9}(m+3)\right]y'+\dfrac{-2m^2+12m}{9}x+\dfrac{15+m}{3}$. Hoành độ của các điểm cực trị thỏa phương trình $y'=0$ nên phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là $$y=\dfrac{-2m^2+12m}{9}x+\dfrac{15+m}{3}$$
\item \textbf{Trang 23.} \textit{(các dòng cuối bài 6 và trên bài 7)}

Đường thẳng đi qua hai điểm cực trị song song với đường thẳng\linebreak  $y=-4x-7$ khi và chỉ khi: 
$$
\left\lbrace 
\begin{array}{ccc}
-(m-3)^2 & = & -4 \\ 
-m^2+3m-3 & \ne &-7
\end{array} 
\right. \Longleftrightarrow
\left\lbrace 
\begin{array}{c}
 m=5 \ \vee \ m=1\\ 
m\ne -1 \ \hbox{và}\ m \ne 4
\end{array} 
\right. $$
$$\Longleftrightarrow m =5\vee m=1$$

Vậy hàm số có cực đại, cực tiểu sao cho đường thẳng đi qua hai điểm cực trị song song với đường thẳng $y=-4x-7$ khi và chỉ khi $m=5\vee m=1$.
\item \textbf{Trang 28} \textit{(đề bài 9)}

Cho hàm số $y=2x^3-3(2m+1)x^2+6m(m+1)x+1$. 
\item \textbf{Trang 34} \textit{(2 dòng phía trên D2. BÀI TẬP TƯƠNG TỰ)}

Nhận xét: Tam giác $ABC$ cân tại $A$. Tam giác $ABC$ là tam giác đều khi và chỉ khi: 
$$BC=BA\Longleftrightarrow 2\sqrt{m}=\sqrt{m+m^4}\Longleftrightarrow m^4-3m=0 \Longleftrightarrow m^3=3$$
Do đó $m=\sqrt[3]{3} .$ 


\item \textbf{Trang 51 và 52.} \textit{(sửa lại đề bài cuối trang 51 và cuối lời giải trang 52)}


\noindent\khung{.9\textwidth}{\textbf{Bài tập 1- B.2009.} Từ đồ thị $(C)$ của hàm số $y=2x^4-4x^2$ hãy suy ra đồ thị $(C')$ của hàm số $y=2x^2|x^2-2|$  }

ta có nhận xét: 

$y=2x^2|x^2-2|=|x^4-2x^2| = 
\left\{\begin{array}{rcc}
2x^4-4x^2 & \hbox{nếu} & 2x^4-4x^2 \geqslant 0 \\ 
-(2x^4-4x^2) & \hbox{nếu} & 2x^4-4x^2 < 0
\end{array}\right. $\bigskip


Như vậy đồ thị $(C')$ gồm có hai phần: phần ứng với $2x^4-4x^2 \geqslant 0$ thì trùng với phần tương ứng của $(C)$, phần còn lại đối xứng với phần tương ứng của $(C)$ qua trục hoành. Do đó đồ thị $(C')$ như hình vẽ ở trên.
\item \textbf{Trang 54.} \textit{(trên Bài tập 2)}

Phương trình đã cho có 4 nghiệm khi và chỉ khi \quad $\dfrac{7}{16} <a<\dfrac{5}{4}.$
\item \textbf{Trang 63.} \textit{(sai tung độ điểm M)}

\noindent\khung{.9\textwidth}{\textbf{Bài tập 1. B-2008.}
Cho hàm số $y=4x^3-6x^2+1\quad (1)$. 

Viết phương trình tiếp tuyến của hàm số  (1) biết tiếp tuyến đó đi qua điểm $M(-1;-9)$}

\begin{center}
\textbf{Giải}
\end{center}

Phương trình đường thẳng qua $M(-1;-9)$ là
\item \textbf{Trang 69.} \textit{(Dòng 7 trên xuống)}
 $$\left\lbrace 
\begin{array}{c}
a -\dfrac13 \\ 
a\ne 0
\end{array} 
\right. $$


\item \textbf{Trang 73}\textit{(sửa lại tên hai điểm phân biệt)}

\noindent\khung{.9\textwidth}{\textbf{Bài tập 3.} Cho hàm số $y=\dfrac{x-1}{x+2}\quad (C)$ và điểm $A(4;-1)$. Lập phương trình đường thẳng đi qua $A$ và  cắt đồ thị $(C)$ tại hai điểm phân biệt $ B, C$ sao cho tiếp tuyến tại hai điểm này song song với nhau.
}

\item \textbf{Trang 76.} \textit{(lời giải ở đầu trang 76 bị copy nhầm lòi giải bài khác)}


$d$\ \ và  $(C)$ cắt nhau tại hai điểm phân biệt $B$ và $C$ khi và chỉ khi:
$$
\left\lbrace 
\begin{array}{l}
\Delta> 0\\
g(-1) \ne  0
\end{array} 
\right. 
\Longleftrightarrow 
\left\lbrace 
\begin{array}{l}
4m+9>0\\
m \ne 0
\end{array} 
\right. 
$$

Hệ số góc của tiếp tuyến tại $B$ và tại $C$ lần lượt là: 
$$k_1=3(x_1^2-1)\ ; \ k_2=3(x_2^2-1)$$

Tiếp tuyến tại $B$ và tại $C$ vuông góc với nhau khi và chỉ khi:  $$k_1.k_2=-1\Longleftrightarrow
9(P^2-S^2+2P+1)=-1$$

\hspace*{4.4cm}$ \Longleftrightarrow 9m^2+18m+1=0$

\hspace*{4.3cm} $\Longleftrightarrow m=\dfrac{-3\pm 2\sqrt2}{3}$

thỏa yêu cầu của bài toán.
\item \textbf{Trang 89.}\textit{(4 dòng đầu)}


$$(x_0+2)^2=\dfrac{25}{(x_0+2)^2}\Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ccr}
x_0 +2& =&\sqrt5\\ 
x_0+2 & =&-\sqrt5
\end{array} \right. $$
$$\Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ccr}
x_0  &=&-2+\sqrt5\\ 
x_0 & =&-2-\sqrt5
\end{array} \right.$$
Do đó ta có hai điểm $M$ cần tìm là \begin{center}
$M(-2+\sqrt5;-1+\sqrt5)\ ; \ M(-2-\sqrt5;-1-\sqrt5)$ 
\end{center}
\item \textbf{Trang 132}\hfill ĐS:  $\dfrac{79}{6}$

\item \textbf{Trang 137.}
\hspace*{2cm} $=\ln6 -\ln4 +\dfrac16-\dfrac14=\ln\dfrac32-\dfrac{1}{12}.$
\item \textbf{Trang 143}

\khung{.9\textwidth}{\textbf{Bài 5.} \textbf{Bài tập nâng cao}. Tính các tích phân sau đây:

\textbf{1.}\ $I=\displaystyle\int_{\frac{1}{\sqrt8}}^{\frac{1}{\sqrt3}}\dfrac{1}{x^2\sqrt{x^2+1}}dx$ 
}
\item \textbf{Trang 151.}\textit{(các dòng 3,4,5 trên xuống)}

\hspace*{2cm}$=\dfrac{e^2}{2}+1-\dfrac{e^2}{4}+\dfrac12+\dfrac14=\dfrac{e^2+3}{4}$
\item \textbf{Trang 171.} \textit{(dòng cuối lời giải bài 1)}

$=\left[-\dfrac{x^3}{3}+\dfrac{5x^2}{2}\right]_0^1+\left[\dfrac{x^3}{3}-\dfrac{3x^2}{2}+6x\right]_1^3+\left[-\dfrac{x^3}{3}+\dfrac{5x^2}{2}\right]_3^5=\dfrac{109}{6}\quad \text{(đvdt)}$

\end{enumerate}
\end{document}

Gọi em – Nguyên Sa

tặng Nguyễn Công Tâm.

Nguyễn Công Tâm học cùng với tôi ở Khoa Toán ĐHSP TP HCM cuối những năm 1970. Ngoài việc học giỏi Toán anh còn yêu thích thơ ca và giỏi làm thơ. Hồi đó tôi làm lớp trưởng, Đặng Thị Dung làm lớp phó. Trong lớp còn có Trần Đức Huyên và nhiều người bạn học giỏi khác, nhưng rồi các bạn sẽ thấy bài này chỉ nói về mấy người kể trên.

Tôi khá là nhỏ tuổi so với ba người bạn đồng học của mình: Đặng Thị Dung, Nguyễn Công Tâm và Trần Đức Huyên. Vì vậy tuy bằng vai phải lứa trong lớp học, tôi vẫn cảm giác như mình là lứa đàn em của họ. Vào giờ ra chơi, chúng tôi tụm năm tụm ba nói chuyện. Đặng Thị Dung bỗng đi ngang vội qua chúng tôi, tà áo trắng phất phơ làm rụng tim những chàng trai đang đứng tán gẫu. Hình như giữa những người trong số chúng tôi đã xảy ra chuyện gì đó, nên đột nhiên Nguyễn Công Tâm thốt lên  rằng:

– Từ nay ta đã có người…

Cũng khó mà biết chuyện gì đã xảy ra trong chúng tôi. Nhưng tôi thấy Nguyễn Công Tâm bỗng thay đổi nhiều. Anh có  vẻ yêu đời hơn, hay hát hơn và lại còn làm thơ nữa. Trần Đức Huyên gặp tôi chỉ nói toàn chuyện học hành, còn Nguyễn Công Tâm gặp tôi nói toàn chuyện tình cảm. Anh hỏi thăm gia đình tôi, hỏi bệnh tình của ba tôi và như một người anh (Tâm lớn hơn tôi 3 tuổi), Tâm cho tôi nhiều lời khuyên về việc học hành, về việc chuẩn bị cho tương lai và về mọi thứ để có một tương lai vững bền.

Có một lần do cao hứng thế nào đó mà anh đọc bài thơ dưới đây của Nguyên Sa. Trước đây tôi không biết bài thơ này, nhưng tôi yêu thích âm điệu và giai điệu của bài thơ. Khi nghe anh đọc, tôi cảm giác như  anh đang yêu và chắc cũng được yêu.

Một buổi sáng tỉnh dậy không thấy em tôi chạy ra cửa sổ gọi tên em rất to. Những tiếng kêu thất thanh vang trên hè phố. Tôi nghĩ thầm: nếu còn làm vua ở một triều đình thịnh trị thời xưa tôi sẽ không ngại ngần mặc mũ áo cân đai đứng giữa cửa thành bắc loa mời em về làm hoàng hậu.

Tôi bảo rằng: em phải về ngay. Nếu em là gió tôi sẽ làm trăng. Em là trăng tôi sẽ là mây. Nếu em là mây, tôi sẽ làm gió thổi. Còn nếu em là chân trời xa tôi sẽ làm cánh chim bằng rong ruổi. Em là mặt trời thì ở trên đường xích đạo tôi sẽ muôn đời làm một kiếp hướng dương.

Tôi bảo rằng : em phải về ngay. Nếu e ngại tâm hồn còn bé dại, tôi sẽ hoá thân làm một cậu bé học trò không bao giờ thuộc bài vì mải mê đọc tên người yêu từ sáng đến chiều, từ đêm đến sáng.

Thiên hạ sẽ thái bình. Ðời sẽ trải chiếu hoa cho trăm vạn hùng binh ngồi đánh cờ chiếu tướng. Ðời sẽ thiết lập những kỳ thi có đủ phép tắc trường quy. Tôi được tước phong chủ tịch hội đồng kiêm giám khảo và bao nhiêu người ứng thí đều trúng tuyển hạng ưu.

Tôi không còn nằm mơ ngồi câu cá bên bờ sông Ngân nước trong vời vợi suốt cả tháng bảy trời mưa và linh hồn tôi chết đuối. Tôi cũng không còn phải âm mưu làm một cuộc cách mạng dài vô hạn để nhuộm màu cờ vũ trụ bằng màu tóc em. Còn bao nhiêu đại lộ, công trường tôi không phải hạ hết biển đề tên phố mà viết lên: hỡi người yêu, tôi chờ đợi !

Tôi cũng không phải hỏi rừng, để rừng bảo hỏi cây. Cây khuyên hỏi lá. Lá bảo hỏi chim muông. Tôi nhìn quanh tôi những cánh quạ đen cười giễu cợt. Tôi không phải ước ao lên sơn lâm là một loài thảo khấu, cướp của khách vãng lai những bức thư tình đem lên núi cao đọc to cho giun dế nghe để chia nỗi niềm cô độc.

Tôi cũng không phải bỏ trốn – như sáng hôm nay – ra giữa trùng dương để làm một gã thủy thủ già lái tầu theo kim chỉ nam mà chỉ thấy toàn rượu ngọt.

Không nhớ là lúc nào, nhưng trong một lễ hội nào đó trong trường, chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa. Tôi, Nguyễn Công Tâm và Hoàng Văn Trung ngồi gần nhau.

Như các bạn biết tôi đậu đại học năm 17 tuổi (học sớm một năm) và làm lớp trưởng, tất cả mọi người còn lại đều ít nhất qua hai lần thi, lần thi trước năm 1975 và lần thi năm 1976 nên đều lớn hơn tôi ít nhất ba tuổi. Tuy vậy chúng tôi chơi với nhau không phân biệt tuổi tác. Chẳng hạn có một lần Đặng Thị Dung mời chúng tôi có cả Tâm, cả Huyên đến nhà chơi, căn nhà nhỏ bên trong hẽm đường Trương Quốc Dung, Quận Phú Nhuận.

Trở lại buổi tối hôm đó, mọi người thức rất khuya. Ngẫu hứng thế nào, Hoàng văn Trung và Nguyễn Công Tâm đem thơ ra đọc. Đó là một bản trường ca, không biết do các anh sáng tác hay chép ở đâu ra nữa. Nhưng cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa thấy ai khác nhận mình  là tác giả của bài trường ca này. Trường ca kể về một mối tình như bao mối tình khác: yêu đương, chờ đợi và …tan vỡ. Sau gần 40 năm tôi chỉ còn nhớ có hai câu:

Mai sau em có qua cầu
cho tôi gửi lại nửa câu ân tình.

Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Chúng tôi tốt nghiệp đại học. Tôi may mắn đựoc ở lại trường, mọi người vỡ tan tứ xứ. Trần Đức Huyên về dạy Trường Nguyễn Hữu Cầu, Hốc Môn. Nhưng do đã từng học quá giỏi ở ĐHSP, Huyên được thầy Trần Dự (giáo viên kỳ cựu của Trường Lê Hồng Phong) mời  về dạy học tại Lê Hồng Phong cho đến nay. Sau đó Trần Đức Huyên lập gia đình với Dung. Còn tôi ra Hà Nội học Cao học.

Nguyễn Công Tâm không biết đi đâu. Anh không được phân công ở TP Hồ Chí Minh, lưu lạc ở đâu đó một thời gian rồi về Sài gòn dạy học. Dạy đủ loại hệ đào tạo. Đã từng học quá xuất sắc ở ĐHSP không kém Trần Đức Huyên nhưng anh có vẻ không có gì ràng buộc và quả thật không có gì ràng buộc được anh. Mãi đến bây giờ anh vẫn chưa lập gia đình và cũng chưa chắc có nhà theo những gì anh nói với tôi trong một lần vô tình gặp nhau ở Tân Bình. Tôi thích phong cách nghệ sĩ của anh và cảm thông với anh về phong cách này. Nhưng bây giờ khi tuổi đã cao, mà vẫn phiệu bạt giữa nhân gian, tôi cũng chẳng biết phải nói sao. Gặp tôi anh cũng hỏi chuyện gia đình, không hề hỏi chuyện sự nghiệp, có lẽ là cái thứ mà anh chẳng mấy quan tâm. Riêng tôi, tôi vẫn mong sao anh có được một mái ấm dù dung dị, nhưng cũng hết sức cần thiết khi mà tuổi trẻ đã dần dần rời xa chúng ta.

Hôm nay vô tình đọc lại bài thơ gọi em cuả Nguyên Sa tôi chợt nghĩ, mình  phải viết một điều gì đó nằm trong một chuỗi bài viết về Once upon a time in Department of Mathematics và qua bài viết này cũng như Nguyễn Công Tâm ngày xưa, tôi muốn nhắn nhủ ai đó rằng:

“Tôi không còn nằm mơ ngồi câu cá bên bờ sông Ngân nước trong vời vợi suốt cả tháng bảy trời mưa và linh hồn tôi chết đuối. Tôi cũng không còn phải âm mưu làm một cuộc cách mạng dài vô hạn để nhuộm màu cờ vũ trụ bằng màu tóc em, còn bao nhiêu đại lộ, công trường tôi không phải hạ hết biển đề tên phố mà viết lên: hỡi người yêu, tôi chờ đợi !”

Sài gòn những ngày tháng tám năm 2014
Once upon a time in Department of Mathematics.

 

 

Once upon a time in Department of Mathematics …

Vừa qua tôi có chuyến công tác ra các tỉnh phía Bắc. Khi đến Hải Dương để dạy máy tính casio thì mới biết nhiều thầy cô ở Hải Dương có theo dõi những gì tôi viết trên blog này. Tất nhiên chủ đề chính là máy tính cầm tay casio FX 570 VN Plus, nhưng vẫn có nhiều người quan tâm tới LaTeX và nảy sinh ra một số vấn đề mà tôi thấy phải viết ra đây:

  1. Làm sao sử dụng được xcas trên Windows
  2. Và sau đó là sử dụng tablor để tự động vẽ bản biến thỉên.

Sau đó tôi cũng nhớ có bạn nào đó đã không thực hiện được việc tạo ra một khung “bay” vào slide đang trình chiếu.

Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy tôi có nhiều việc để làm trong dịp lễ 2/9.

Trước mắt nhân dịp xem lại các file trình chiếu cách đây mấy năm khi tôi còn làm trưởng khoa, tôi giới thiệu các bạn cách thức đưa một khung hình bay vào silde đang trình chiếu.

Hôm nay các bạn download file pdf về chạy thử bằng Acrobat Reader trên Windows (nên chọn Acrobat Reader 7, vì  Acrobat Reader 11 chạy quá chậm).

Tối nay tôi sẽ đóng gói các file hình có trong file trình chiếu và sau đó là code.

 

Once upon a time in Department of Mathematics …