Số 1000! có bao nhiêu chữ số

Để biết n! có bao nhiêu chữ số ta tính \log (n!) (logarit thập phân). Thông thường máy tính cầm tay không tính trực tiếp được và thông báo là Math Error. Do đó để tính \log (n!) ta thực hiện trên máy  Casio FX570VN Plus  như sau, lấy ví dụ \log (1000!): Tiếp tục đọc

Vài lời với các bạn đã mua sách LaTeX

Vừa qua nhiều bạn đã mua sách LaTeX của Thầy Sơn thông qua takara.vn
Đĩa CD kèm theo tỏ ra lạc hậu với các bạn có thể liên hệ với thầy Sơn thông qua blog này dù rằng nó vẫn không lạc hậu cho các bạn ở những nơi mà không thể vào osshcmup.wordpress.com. Tuy nhiên CD cũng có thể có vấn đề (ví dụ do được tạo đã lâu nhiều CD bị hỏng), thậm chí nhiều máy tính bây giờ không trang bị đầu đọc CD. Tiếp tục đọc

Cùng và cực

Kinh Dịch có câu:

vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản

物窮則變, 物極則反.

Từ trước đến nay ta hay nói “cùng, cực” nhưng cũng chẳng mấy khi tìm hiểu “cùng” là gì, “cực” là gì. Trong toán học ta cũng thường đọc “vô cùng”, có người đọc là “vô cực” đều cùng nghĩa \infty, thậm chí có khi ta còn đọc là “vô tận”. Tiếp tục đọc

Tiếng Hoa của các từ ngoại quốc phổ thông

Trong tiếng Việt chúng ta có nhiều từ được phiên âm từ tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Pháp và tiếng Anh. Ví dụ, xe cam nhông, xe ba lua đố các bạn là các xe gì? Đừng lo, nếu không biết thì “tra google”:

  1. xe cam nhông từ tiếng Pháp camion là xe ô-tô lớn để chở đồ.
  2. Xe ba lua là xe tải hạng nặng. Gốc Pháp là poids lourd, vào tiếng Việt thành boa lua và ba lua. Ba lua thông dụng hơn. (http://tunguyenhoc.blogspot.com/2011/09/xe-ba-lua-la-xe-gi.html)

Chúng ta học chữ Hán để bổ sung các từ Hán-Việt. Tuy nhiên đôi khi trên phim ảnh Hoa ngữ ta vẫn thấy một số từ chữ Hán rất lạ và không thể đọc kịp vì hiển thị quá nhanh. Ở đây lấy trên trang
http://www.chinese-tools.com/characters/foreign-words.html

chúng tôi giới thiệu các từ như thế. Công dụng của việc này chỉ để đọc nhanh và hiểu các từ ngoại quốc phụ đề của các phim Hoa ngữ.

 

阿司匹林 ā sī pǐ lín (a ti thất lâm) aspirin
芭蕾 bā lěi (ba lôi) ballet
比基尼 bǐ jī ní (bỉ cơ ni) bikini
白兰地 bái lán dì (白蘭地
bạch lan địa)
brandy
巴士 bā shì (ba sĩ) bus
拜拜 bài bài (bái bái) bye-bye
咖啡 kā fēi (già phê) cooffe (café)
克隆 kè lóng clone
kù (khốc) cool
卡通 kǎ tōng cartoon
香槟 xiāng bīn (hương tân) Champagne
巧克力 qiǎo kè lì (xảo khắc lực) chocolate
雪茄 xuě jiā cigare
柠檬 níng méng lemon
迪斯科 dī sī kē disco
法西斯 fǎ xī sī fascism
高尔夫 gāo ěr fū (高爾夫 cao nhĩ phu) golf
吉他 jí tā (các tha) guitar
贝司吉他 bèi sī jí tā (bối tư các tha) bass guitar
汉堡包 hàn bǎo bāo(漢堡包 hán bảo bao) hamburger
荷尔蒙 hé ‘ě méng hormone
幽默 yōu mò humour
歇斯底里 xiē sī dǐ lǐ hysteria (hystérie)
夹克 jiā kè jacket
卡拉OK kǎ lā OK (tạp lạp OK) karaoke
考拉 kǎo lā koala
逻辑 luó ji (la tập) logic
马拉松 mǎ lā sōng (mã lạp tùng) marathon
麦克风 mài kè fēng (mạch khắc phong) microphone
模特 mó tè model
摩登 mó dēng modern
木乃伊 mù nǎi yī mummy
摩托 mó tuó (ma thác) moto
尼古丁 ní gǔ dīng nicotine
尼龙 ní lóng (ni long) nylon
奥林匹克 ào lín pǐ kè (áo lâm thất khắc) olympic
乒乓 pīng pāng ping-pong
披萨 pī sà pizza
扑克 pū kè poker
布丁 bù dīng pudding
雷达 léi dá radar
朗母酒 lǎng mǔ rhum
伦巴 lún bā Rumba
沙拉 shā là (sa lạp) salad
沙龙 shā lóng (sa long) salon
三明治 sān míng zhì sandwich
爱滋 ài zī (ái tư) AIDS
沙发 shā fā sofa
探戈 tàn gē Tango
坦克 tǎn kè tank
托福 tuō fú (thác phúc) TOEFL
台风 tái fēng typhoon (greek Typhōn)
伏特加 fú té jiā vodka
威士忌 wēi shì jì whisky

 

 

Hoa trắng thôi cài trên áo tím.

(TNO) Nhà thơ – soạn giả Kiên Giang, một trong những người nghệ sĩ cuối cùng của thế hệ thơ văn thời kháng Pháp ở Nam bộ, đã từ trần vào lúc 6 giờ 30 ngày 31.10 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM). Thế nhưng, đời thơ và những tuồng tích bất hủ của ông vẫn lưu luyến mãi với bao thế hệ…


Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ


 

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Kiên Giang

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa xoá không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương, nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh

 

Trường anh ngó mặt giáo đường
Gác chuông thương nhớ lầu chuông
U buồn thay! chuông nhạc đạo
Rộn rã thay! chuông nhà trường

Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông
Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi

 

Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu qui

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình
– Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh

Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Anh vẫn yêu em người áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng

 

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường

Mặc dù em chẳng còn xem lễ
Ở giáo đường u tịch chốn xưa
Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
Nghe chuông truy niệm mối tình thơ

Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm
Như tình nồng thắm thuở ban đầu
Nhưng rồi sau chuyến vu qui ấy
Áo tím nàng thơ đã nhạt màu

 

Ba năm sau chiếc xe hoa cũ
Chở áo tím về trong áo quan
Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt
Khi anh ngồi kết vòng hoa tang

Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đoá hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Những khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường

“Lạy Chúa! con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!”

Bến Tre, 14-11-1957

Chữ Hán là bạn

Có một điều chắc chắn là học sinh lớp 1 ở Việt Nam không biết chữ Hán.
Nhưng mà thôi không nói cao siêu, gần như tất cả học sinh Việt Nam đều không biết chữ Hán. Trong khi đi bất cứ đâu linh thiêng như đền chùa miếu mạo, đập vào mắt mọi người là các thông điệp của người xưa viết bằng chữ Hán và chúng ta gần như không biết cha ông muốn nói gì. Nếu biện minh thì thôi không nói, nhưng có một điều là học sinh Trung quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore nếu họ đến nơi thì họ biết trên các cây cột đó tiền nhân của chúng ta muốn chuyển tải các thông điệp gì cho các thể hệ trẻ Việt Nam.

Nhân vì các bạn Nhật Bản (Đài NHK) mở một lớp dạy 80 chữ Hán cho học sinh lớp 1 (người Việt Nam) ở Nhật Bản, tôi thấy cũng hay hay nếu học sinh tiểu học Việt Nam học 80 chữ Hán này trong năm đầu tiên ở Trường học.

Để tôn trọng bản quyền của tài liệu học tập, tôi sẽ đề nghị các bạn muốn học 80 chữ Hán này (không cần phải là học sinh tiểu học) sẽ học chữ Hán và phiên âm Hiragana (Nhật Bản) sau đó phiên âm Hán Việt (Việt Nam). Sở dĩ tôi đưa ra một đề nghị vui vui vậy là vì khi tôi vào lớp 6 tôi bắt đầu học chữ Hán tại Trường Bồ Đề Khuông Việt Thị xã Pleiku, Chữ Hán theo tôi mãi đến bây giờ.

Riêng tôi, tôi sẽ viết vào mục này những điều là mình đang nghĩ về chữ Hán, dành riêng cho các bạn sinh viên ngành học mà tôi đang dạy, để ta có thể hiểu thêm chút đỉnh về tiếng Việt. Việc này cũng giống như Bộ trưởng Y tế nói sinh viên ngành Y phải giỏi… Tiềng Việt .

kanji

Trong hình trên, dòng thứ tư từ dưới lên phần chữ Hán ta đọc như sau:

Đông kinh ngoại quốc ngữ đại học Đa ngôn ngữ – đa văn hoá Giáo dục Sở

5 chữ cuối là chữ Nhật tôi không biết.

BÀI 1: BÀN VỀ CHỮ “HOÀ ”

1. Từ điển Thiều Chửu

Bộ thủ: 30, Số nét: 8 (3/5), Unicode: 548C


Bộ: khẩu (口)

hòa, họa

[Pinyin: hé, hè, huó, huò]

  1. Hòa, cùng ăn nhịp với nhau.
  2. Vừa phải, không thái quá không bất cập gọi là hòa. Mưa gió phải thì gọi là thiên hòa 天 和.
  3. Không trái với ai gọi là hòa. Như hòa khí 和氣.
  4. Thuận hòa. Như hòa thân 和親, hòa hiếu 和好, v.v. Đang tranh giành mà xử cho yên vui gọi là hòa. Như hai nước đánh nhau, muốn thôi thì phải bàn với nhau ước với nhau thôi không đánh nhau nữa gọi là hòa nghị 和議, hòa ước 和約, kiện nhau lại giàn hòa với nhau gọi là hòa giải 和解, hòa tức 和息, v.v.
  5. Vui, nhân dân ai nấy đều yên vui làm ăn thỏa thuận gọi là hòa. Như chánh thông nhân hòa 政通人和 chánh trị thông đạt nhân dân vui hòa.
  6. Bằng, đều. Làm cho giá đồ đều nhau gọi là hòa giá 和價.
  7. Pha đều. Như hòa canh 和羹 hòa canh, hòa dược 和藥 hòa thuốc, v.v.
  8. Cái chuông xe, cũng có khi gọi là loan , cho nên cũng có khi gọi chuông xe là hòa loan 和鸞.
  9. Tấm ván đầu áo quan, đời xưa gọi là tiền hòa 前和, bây giờ gọi là hòa đầu 和頭.
  10. Nước Nhật Bản gọi là Hòa quốc 和國, nên chữ Nhật Bản gọi là hòa văn 和文.
  11. Hòa hiệu 和較 danh từ về môn số học. Số này so với số kia thì số tăng lên gọi là số hòa, số sút đi gọi là số hiệu.
  12. Hòa-nam 和南 dịch âm tiếng Phạn nghĩa là chắp tay làm lễ, là giốc lòng kính lễ.
  13. Hòa-thượng 和尚 dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là chính ông thầy dạy mình tu học.
  14. Cùng. Như ngã hòa nễ 我和你 ta cùng mày.
  15. Một âm là họa. Họa lại, kẻ xướng lên trước là xướng , kẻ ứng theo lại là họa . Như ta nói xướng họa 唱和, phụ họa 附和, v.v.

Báo Người Lao Động

THUẬT LÀM ĂN CỦA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN (*)

Hòa khí sinh tài

Thứ Bảy, 21:13  24/08/2013

Người Hoa dễ dàng bỏ qua mọi xích mích đối với các mối quan hệ xã hội. Họ biết giữ gìn hòa khí trong giao tiếp, nhất là với đối tác, để công việc làm ăn luôn suôn sẻ

Người Hoa nghèo đi làm công hết mực trung thành với chủ. Nhân công trong hãng xưởng của người Hoa người nào việc nấy, không đố kỵ lẫn nhau. Nhân công chỉ biết chu toàn phận sự của mình. Chủ doanh nghiệp (DN) người Hoa điều hành mọi việc, bảo đảm đời sống nhân công sung túc cùng doanh lợi của mình. Do vậy, hiếm khi xảy ra bất hòa cãi vã trong hãng xưởng của người Hoa. Họa hoằn, khi nội bộ phát sinh mâu thuẫn, chủ DN lập tức dàn xếp êm thấm.

Bị chửi rát mặt, vẫn cười cầu tài

Người Hoa vốn ít làm ăn cò con, vốn mạnh làm ăn lớn. Ngoài chợ, một số người Hoa nghèo bán đồ “la” khản giọng rao hàng: “Ngộ mài phèn phèn nị mại phai phai!” (Tôi bán rẻ rẻ cho quý khách mua mau mau!).

Múa lân – sư – rồng, nét đẹp trong đời sống hòa nhã, là của người Hoa ở Chợ Lớn (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH

Ngày trước, người Hoa gốc gác đảo Hải Nam độc quyền kinh doanh tiệm nước ở Chợ Lớn (TP HCM). Khách vào tiệm nước ỷ có tiền thường la lối nạt nộ. Nhưng dù hối thúc cỡ nào thì chạy bàn vẫn dạ lia lịa, xăng xái chiều lòng khách. Ngay cả lúc khách phật ý chửi bới cũng chỉ thấy chủ tiệm nước nở nụ cười cầu tài, khúm núm đáp: “Hầy dà hầy da!” (Đúng rồi! Đúng rồi!). Bởi vậy, dù khách khó tính cỡ nào, trước thái độ cầu thị dễ thương của chủ tiệm nước cũng đều dễ nguôi ngoai cơn giận. Chủ tiệm nước không thông qua trường lớp đào tạo marketing nhưng biết trọng thị đúng bài bản nguyên tắc nằm lòng của dân marketing rằng khách hàng luôn luôn có lý.

Ngày nay, người Hoa buôn bán ở các chợ đậm phong cách Tàu như chợ Thiếc, Phùng Hưng, Xã Tây, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Thời Trung vẫn luôn hòa nhã với khách hàng. Chủ sạp người Hoa nhác thấy người Việt đi ngang qua liền cất giọng mời chào: “Mua gì anh (chị) Hai?” hoặc nhỏ nhẹ: “Mại mí dẹ?” (Mua gì?). Khách mua hàng kỳ kèo trả giá “rát” cỡ nào, chủ sạp người Hoa đều cười giả lả rồi nhỏ giọng năn nỉ xin lên giá. Nếu khách không mua hàng, bỏ đi cũng chẳng bị chủ sạp xách mé, mắng chửi hoặc đốt “phong long” xả xui. Người Hoa buôn bán ngoài chợ hiếm khi biểu hiện văn hóa đuổi khách như vậy.

Chủ DN người Hoa hùn hạp làm ăn lớn theo quy ước bất thành văn là không cho phụ nữ hay biết để đề phòng chị em can thiệp, lời ra tiếng vào dễ gây hiềm khích, bất hòa với bạn hàng. Chủ DN nào phá vỡ quy ước này đương nhiên bị gạt ra rìa. Do vậy, các công ty cổ phần của người Hoa luôn đoàn kết, ngày càng ăn nên làm ra, tạo sức mạnh bền vững trên thương trường.

Hòa hảo quanh năm

Ngày nay, người Hoa nói tiếng Việt sỏi hơn và vẫn giữ được tính cách hòa nhã trong giao tiếp. Hễ gặp người quen lúc gần đến bữa ăn, họ hay hỏi han chân tình rằng đã ăn cơm chưa. Đôi bên nghe trả lời ăn cơm rồi đều mừng lây cho nhau. Tục thăm hỏi này bắt nguồn từ thời xưa, ở Trung Hoa nghèo đói nên nhiều người Hoa phải tha phương cầu thực. Do vậy, họ sẽ mừng vui ra mặt nếu thấy người quen no đủ, sung túc.

Người Hoa gặp người quen tay bắt mặt mừng, hỏi han chuyện làm ăn lẫn nhau, đồng thời kiêng kỵ đề cập những chuyện buồn bực. Trong cuộc trò chuyện, đôi bên thường tạo bầu không khí vui vẻ bằng các câu chuyện vui. Đặc biệt, họ thường hỏi người quen đang đi đâu. Nếu thấy bạn trả lời đang đi buôn bán hoặc đi làm công, họ thể hiện niềm vui vì ai cũng có công ăn việc làm. Đặc biệt, người Hoa kính nể người giàu có nhưng vẫn động lòng trắc ẩn trước người nghèo khó hơn mình. Các đại gia được mọi người tôn kính gọi là ông chủ hoặc bà chủ.

Ngày Tết, người Hoa chú trọng giữ gìn hòa khí sinh tài, dù bực bội cỡ nào đều kiềm chế không hề to tiếng vì sợ gặp xui xẻo quanh năm. Người quen biết chúc tụng phát tài lẫn nhau. Người lớn lì xì tiền cho con nít. Ngày thường, họ chạy xe máy lỡ xảy ra va quệt, lập tức đôi bên xí xóa lẫn nhau rồi đường ai nấy đi. Suốt tháng quanh năm, người Hoa giữ gìn hòa khí để cuộc sống yên vui.

Xóm Tàu nào ở Chợ Lớn đều đầm ấm. Họ quan niệm cái miệng hại cái thân nên nhường nhịn lẫn nhau, sống yên vui sung túc. Hàng xóm láng giềng dù quan hệ tốt đến mấy vẫn “đèn nhà ai nấy rạng” hoặc biết mà vẫn kín tiếng. Thời chiến tranh, các cơ sở bí mật của Ban Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn – Gia Định trong xóm Tàu được bà con người Hoa che chở, bảo mật cho tới ngày giải phóng.

Hiếm khi xảy ra cãi vã, đánh lộn trong xóm Tàu. Có hiềm khích thì những người liên quan nhanh chóng chứng tỏ thiện chí dĩ hòa vi quý, bắt tay làm lành. Một số đại gia đình người Hoa gồm nhiều anh chị em đã lấy vợ, sinh con sống yên vui dưới mái nhà trong xóm Tàu ở Chợ Lớn. “Tài có” (người anh cả) có quyền lớn nhất khiến các em phải răm rắp nghe theo. “Tài có” giữ vai trò phân công, sắp đặt người nào việc nấy, chăm lo làm ăn. Thậm chí, khi người cha qua đời, người mẹ cũng phải phục tùng người con trai trưởng theo kiểu “phu tử tòng tử”. Dù vậy, chẳng mấy khi xảy ra to tiếng trong đại gia đình người Hoa.

Ông Lưu Kiếm Xương, Đội trưởng lân – sư – rồng Nhơn Nghĩa Đường, cho biết ông thường chất đống đạo cụ choán lối ra vào xóm nhưng hàng xóm chẳng thấy phiền hà. Chủ nhà khóa trái cửa đi vắng, nếu khách đến tìm, khi về đều được hàng xóm thông báo. Thậm chí, chủ nhà quên đóng cửa cũng thấy hàng xóm ghé sang nhắc nhở. 

Ân nghĩa sâu đậm

Trong giao tiếp, người Hoa tôn kính gọi người có học thức là thầy, kể cả công chức nhà nước. Người Hoa thường không giỏi Việt ngữ nên hay nhờ người rành chữ Việt viết giúp đơn xin cấp giấy tờ hành chính hoặc hướng dẫn thủ tục pháp lý cần thiết. Chẳng may gặp chuyện liên quan đến pháp luật, họ thường nhờ người có thân thế giúp đỡ. Nếu đã thọ ơn ai, họ sẽ ghi lòng tạc dạ và đền ơn rất xứng đáng.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 22-8

Lan đình tập tự 蘭亭集序 

Tham khảo và copy lại từ: http://thoaibut.blogspot.com

Trước hết nói về Vương Hi Chi  王羲之 (http://vi.wikipedia.org).

Vương Hi Chi người Lang Tà quận, thuộc Kiều tính Sĩ tộc Lang Tà Vương thị, cùng quê với Gia Cát Lượng. Sau di cư tới Sơn Âm.

Vương Hi Chi sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp. Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Dực đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp.

Vương Hi Chi sinh ra cuối thời Tây Tấn. Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.

Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam. Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.

Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung – một chức vụ gần vua – nhưng Vương Hi Chi đã từ chối. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.

Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.

Vương Hi Chi mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận.

Tác phẩm:

  • Đề Vệ phu nhân bút trận đồ họa
  • Bút thế luận
  • Dụng bút tặc

Ngoài những tác phẩm trên thì tác phẩm nổi tiếng nhất mà ông để lại là Lan Đình tập tự. Đây là tác phẩm thể hiện tài năng của ông. Mùa hè năm 355, ông cùng một số nhà văn, nhà thơ tụ tập ở núi Cối Kê tại Lan Đình tránh nắng, cùng nhau uống rượu và làm thơ. Khi đó Vương Hi Chi cao hứng, lấy bút lông chuột viết lên giấy lụa, đó chính là tác phẩm Lan Đình.

Lan Đình tập tự được người đời ví như mặt trời, Mặt Trăng giữa bầu trời, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hành thư”, đến ngàn năm sau hậu thế vẫn thán phục.

Tương truyền Đường Thái Tông vì quá mê cuốn sách này, cho người đi khắp nơi truy tìm bản gốc. Cuối cùng tìm ra nhà sư Biện Tài là chủ nhân. Dù rất nhiều lần thuyết phục, thậm chí doạ nạt Biện Tài, vua Đường đành để Biện Tài mang sách về. Không cam chịu, Thái Tông sai một mưu sĩ là Tiêu Dực cải trang thành thư sinh đến kết bạn với Biện Tài. Khi đã thân quen, nhân một hôm Biện Tài đi vắng, Tiêu Dực bèn lấy trộm Lan Đình tập tự mang về cho vua Đường. Đường Thái Tông quý sách, khi chết không chôn theo mà sai để lại làm báu vật cho hậu thế.(Bản gốc hiện nay không còn nữa)

Thanh Cao Tông cũng rất ngưỡng mộ Lan Đình tập tự. Hai tác phẩm thư pháp của Vương Hi Chi là Khoái tuyết tinh thiếp và Trung thu thiếp cùng với Bá viễn thiếp của Vương Tuân được vua Càn Long xếp vào “Tam hy mặc bảo” (ba vật quý hiếm) và xây dựng Tam hy đường để cất giữ.

Lan Đình Tập Tự

Đọc Truyện Kiều đến đoạn nàng Kiều bị Hoạn Thư hành hạ trước mặt Thúc Sinh để “xả ghen”, chắc ai cũng cảm thấy xót xa. Song đến chỗ cùng Thúc Sinh xem Kiều chép kinh, Hoạn Thư phải thán phục thốt lên thành lời:

Khen rằng bút pháp đã tinh
So vào với Thiếp Lan Đình nào thua 

thì chắc mọi người cũng có phần hả dạ.

(copy lại của http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn)

XingshuLantingxv

永和九年,歲在癸丑,暮春之初,會于會稽山 陰之蘭亭,脩禊事也。群賢畢至,少長咸集。
Vĩnh Hoà  cửu niên, tuế tại Quý Sửu, mộ xuân chi sơ, hội ư Cối Kê Sơn Âm chi Lan Ðình, tu hễ sự dã. Quần hiền tất chí, thiếu trưởng hàm tập.
Năm thứ chín niên hiệu Vĩnh Hoà [5] nhằm năm Quí Sửu, đầu tháng ba[6], hội ở Lan Đình tại huyện Sơn Âm, quận Cối Kê[7] để cử hành lễ tu hễ[8]. Quần hiền tới đủ, già trẻ đều họp.

此地有崇山峻嶺,茂林修竹;
Thử địa hữu sùng sơn tuấn lĩnh, mậu lâm tu trúc;
Nơi đó có núi cao, đỉnh lớn, rừng rậm, trúc dài,

又有清流激湍,映帶左右。
Hựu hữu thanh lưu kích thoan, ánh đái tả hữu.
lại có dòng trong chảy xiết, chiếu quanh hai bên, 

引以為流觴曲 水,列坐其次;
Dẫn dĩ vi lưu thương khúc thuỷ, liệt toạ kì thứ.
dẫn nước uốn khúc là chỗ thả chén[9]. Mọi người ngồi theo thứ tự.

雖無絲竹管絃之盛,
Tuy vô ti trúc quản huyền chi thịnh,
Tuy không có tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng quản, tiếng huyền [10] cho vui tai,

一觴一詠,亦足以暢敘幽情。
nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình.
nhưng uống một hớp rượu, ngâm một câu thơ, cũng đủ sướng u tình[11]

XingshuLantingxv2

是日也,天朗氣清,惠風和暢;
Thị nhật dã, thiên lãng khí thanh, huệ phong hoà sướng;
Hôm đó khí trời trong sáng, gió nhẹ lâng lâng,
仰觀宇宙之大,俯察品類之盛;
Ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh;
ngẩng nhìn vũ trụ mênh mông, cúi xem vạn vật muôn vẻ,
所以游目騁懷,足以極視聽之娛,信可樂也。
Sở dĩ du mục sính hoài, túc dĩ cực thị thính chi ngu, tín khả lạc dã.
phòng tầm mắt, mở cõi lòng, đủ để hưởng hết cái thú của tai mắt, thực là vui vậy.

夫人之相與,俯仰一世,
Phù nhân chi tương dữ, phủ ngưỡng nhất thế,
Người ta cùng cúi ngửa trong đời[12],
或取諸懷抱,晤言一室之內;
hoặc thủ chư hoài bão, ngộ ngôn nhất thất chi nội;
 có người đem cái hoài bão của mình ra đàm đạo với bạn bè trong một nhà,
或因寄所託,放浪形骸之外。
Hoặc nhân kí sở thác, phóng lãng hình hài chi ngoại.
có kẻ gởi tấm lòng ở một sự tình gì mà phóng lãng ở ngoài hình hài;

雖趣舍萬殊,靜躁不同;
Tuy thú xá vạn thù, tĩnh táo bất đồng;
hai hạng người đó tuy thủ xả tĩnh động[13] khác nhau,
當其欣扵所遇,暫得於己,快然自足,不知 老之將至。及其所之既倦,情隨事遷,感慨係之矣。
Đương kì hân ư sở ngộ, tạm đắc ư kỉ, khoái nhiên tự túc, bất tri lão chi tương chí. Cập kì sở chi kí quyện, tình tuỳ sự thiên, cảm khái hệ chi hĩ.
nhưng đương lúc cái già sắp tới, kịp đến khi mõi mệt, tình ý theo thế sự mà thay đổi, thì đều sinh ra cảm khái.

XingshuLantingxv3

向之所欣,俛仰之間,
Hướng chi sở hân, phủ ngưỡng chi gian,
Cái mà trước kia vui trong lúc cuối ngửa,
已為陳跡,猶不能不以之興懷;
dĩ vi trần tích, do bất năng bất dĩ chi hưng hoài;
nay đã thành ra vết cũ, mà nhớ lại lòng không thể không hoài cảm.
況脩短隨化,終期於盡。
Huống tu đoản tuỳ hoá, chung kì ư tận.
Huống đời người dài ngắn do trời, nhưng đều qui về cõi chết cả.

古人云:死生亦大矣。豈不 痛哉!
Cổ nhân vân: “Tử sinh diệc đại hĩ”, khởi bất thống tai!
Cổ nhân nói: “Tử sinh đều là việc lớn”, há chẳng đau lòng thay!
每覽昔人興感之由,若合一契;
Mỗi lãm tích nhân hưng cảm chi do, nhược hợp nhất khế;
Mỗi khi xét nguyên do người đời xưa cảm khái như in với người đời nay[14],
未嘗不臨文嗟悼,不能喻之扵 懷。
Vị thường bất lâm văn ta điệu, bất năng dụ chi ư hoài.
không lần nào đọc văn người trước mà không than thở buồn rầu, trong lòng không hiểu tại sao.

固知一死生為虛誕,齊彭殤為妄作。
Cố tri nhất tử sinh vi hư đản, tề Bành thương vi vọng tác;
Cho nên bảo sinh tử cũng như nhau là lời hư ngoa[15]; bảo Bành Tổ không hơn gì kẻ chết yểu[16] là lời nói láo.
後之視今,亦由今之視昔,悲夫!
Hậu chi thị kim, diệc do kim chi thị tích, bi phù!
Người đời sau nhìn lại đời bây giờ cũng như người bây giờ nhìn lại đời xưa[17], buồn thay!
故列敘時人,錄其所 述,
Cố liệt tự thi nhân, lục kỳ sở thuật,
Vì vậy tôi chép lại chuyện người trong tiệc, sao lục thơ họ làm, 
雖世殊事異,所以興懷,其致一也。
tuy thế thù sự dị, sở dĩ hứng hoài, kỳ trí nhất dã.
tuy đời và việc đều khác nhưng lẽ sở dĩ cảm khái thì là một[18].
後之覽者,亦將有感於斯文。
Hậu chi giám dã, diệc tương hữu hoài ư tư văn.
Người đời sau đọc bài này chắc không khỏi bùi ngùi[19].

 

XingshuLantingxv4

Hình chụp bài tự trên không phải do Vương Hi Chi viết. Hình chụp Bài Lan Đình tự đó do Phùng Thừa Tố thời Đường mô phỏng (giống như chép tranh bây giờ).

Chú thích:
[5] Vĩnh Hoà là niên hiệu Tấn Mục Đế (345-361).
[6] Nguyên văn: mộ xuân là cuối mùa xuân.
[7] Sơn Âm, Cối Kê đều ở Chiết Giang.
[8] Lễ tu hễ là một cuộc lễ vào ngày tị trong thượng tuần tháng ba; người ta ra bờ sông tắm rửa, vẩy nước để trừ ma và những điều bất tường.
[9] Trong khi làm lễ đó, người ta ngồi rải rác hai bên bờ sông, thả một chén rượu ở trên dòng nước, chén trôi xuôi xuống, tấp vào chỗ nào thì người ta lại vớt lên, uống rượu trong chén (vì vậy cho nên gọi là lưu thương: lưu là trôi, thương là chén rượu); có lẽ không muốn cho chén trôi xa, người ta lựa chỗ nào dòng nước uốn khúc mà thả; nếu không thì phải dẫn nước sao cho nó chảy uốn khúc (như vậy gọi là khúc thuỷ: khúc là uốn cong, thuỷ là nước).
[10] Quản là ống sáo, tiếng trúc tức là tiếng sáo. Huyền là dây đàn, cái đàn; tiếng tơ tức tiếng đàn.
[11] Nghĩa là lòng hả hê, vui vẻ, không buồn rầu nữa.
[12] Ý nói: sống ở trên đời.
[13] Thủ là lấy, xả là bỏ. Thủ và động trỏ hạng người xử thế, xả và tĩnh trỏ hạng người xuất thế. Hai hạng người đó, tác giả đã nói trong hàng trên: hạng đem hoài bão ra đàm đạo với bạn bè và hạng phóng lãng ở ngoài hình hài.
[14] Nguyên văn: nhược hợp nhất khế, nghĩa là như hai phần một tờ khế ước hợp với nhau. Cổ nhân làm khế ước, có hai phần: bên phải, bên trái; mỗi người giữ một bên, khi ráp hai phần lại thì hợp với nhau. Câu này ý nói cổ nhân cũng buồn về sinh tử như ta.
[15] Coi sinh tử như nhau là thuyết của Trang Tử, cũng là thuyết của nhà Phật.
[16] Ông Bành Tổ thọ tám trăm tuổi; Thương là đứa trẻ chết non. Coi thọ yểu cũng như nhau cũng là thuyết của Trang Tử. Ý nói: người thời nào cũng buồn về sinh tử mà lại bảo sinh tử là một, thọ yểu như nhau thì quả là không hợp nhân tình.
[17] Ý nói: đời sau có nhìn lại đời bây giờ thì cũng không thấy được người bây giờ, cũng như bây giờ nhìn lại thời trước, không thấy cổ nhân nữa.
[18] Câu này ứng với câu: “Mỗi lãm tích nhân hưng cảm chi do, nhược hợp nhất khế” ở trên.
[19] Câu này ứng với câu: “vị thường bất lâm văn ta điệu” ở trên.

Tìm số hạng thứ n của một dãy số toán lớp 11

Tham khảo: BITEX

Bài toán: Cho dãy số:

\left\{\begin{array}{lll}u_1&=&5\\ u_{n+1}&=&u_n+3n-2\end{array}\right.

Hãy tính u_{20}.

GIẢI

 key1

 

Vấn đề là tại sao phải dùng PreAns mà không dùng Ans

Trả lời: vì BAns nên u_{n}PreAns

Linux No Longer Listed as Supported Platform for Adobe Reader

Adobe removes the Linux support for yet another product
By
Silviu Stahie on September 29th, 2014 15:56 GMT
nguồn: http://news.softpedia.com

Adobe Reader is no longer an item of interest for the Linux users, and the company that makes it has removed the Linux platform from the list of supported OSes.

All the Adobe products are slowly disappearing from the Linux ecosystem. Adobe Air is no more, Adobe Flash is now in maintenance mode and it hasn’t been updated for a couple of years, and now Adobe Reader no longer lists Linux as supported platform. To be fair, it was an old version and not a lot of people used it.

Life will be the same for Linux users without Adobe Reader. There are still lots of applications that provide support, like Evince, Okular, Foxit, and qpdfview, just to name a few. And we’re not even mentioning Mozilla Firefox and Google Chrome, which are able to open PDF file by default.

The reason for Adobe’s estrangement with the Linux world is unclear. They stopped being interested in this platform a while ago, although other OSes (like iOS for example) are doing the same thing with them. It’s very likely that all Linux support will stop very soon.

You can still download Adobe Reader 9.5.5 from Softpedia, if you get teary-eyed, and we’ll keep it on our servers until no one wants it anymore.

 

 

School in Canada Ditches Windows, Gets Lubuntu 14.04 and Saves Thousands of Dollars

The old PCs have been resurrected with Lubuntu
By Silviu Stahie on October 3rd, 2014 08:23 GMT
Nguồn: http://news.softpedia.com

A school in Montreal, Canada, is moving to Linux and its board has reported that it has managed to save almost $15,000 (€11,800) by ditching the Windows 7 OS and adopting Lubuntu 14.04 LTS.

People might still be ambivalent about moving to a Linux system, but proof that it can be done very easily is offered all the time, whether it’s about a city moving to open source or just a school in Canada.

More and more entities realize that they can save a lot of money on licenses, support, and all kinds of other costs by switching to a free solution for the OS or for any other component, like an office suite for example. The bigger the company or the city, the more money they can save.

Lubuntu 14.04 LTS helps school save money

A representative of a school board from Montreal contacted the Lubuntu community with a simple problem. The school had an easy choice to make, either to upgrade the hardware or to get Lubuntu and have the old computers work better for a few more years. They reportedly saved $15,000 (€11,800) in this process, but there were some small issues to fix.

“Good morning, I work for a school board in Montreal and we are finally shifting over to open source software for our older computer labs using Lubuntu 14.04 instead of windows 7. The performance between the two is incomparable and schools are saving up to 15 000$ by converting to Lubuntu instead of purchasing new hardware. Our teachers have been working with us on this and one big request is to put shortcut to web sites on the desktop. I thought this would be a simple request but I am unable to find any information on how to do this. Can anyone help? Thanks,” says Marc Tremblay on the official mailing list.

This being a Linux community, the answers to his question started pouring in immediately and numerous solutions for his problems have been posted. The problem is that Windows users tend to look for Windows-like solutions and Linux is somewhat different. It requires another approach and users need to unlearn a few bad habits.

Just the tip of the iceberg

Getting a Linux operating system instead of Windows seems like the logical thing to do. It saves people, companies, and administrations money and teaches users that there are other solutions out there that don’t require a license to work. The movement has just started to pick up steam and we’re going to be reading more news like this one in the near future.