Làm bạn với LaTeX

89 responses to “Làm bạn với LaTeX

  1. Thầy ơi ở trang 25 thì nói đến việc dùng các kí tự đặc biệt như %,{,_,$… thì phải có dấu backslash đằng trước. Mà sao có 2 chú ý về việc dùng chữ A, chữ A bình thường mà Thầy!
    Thay vì enter 2 lần thì hàng kế tiếp sẽ thụt vô 1 tí rồi mình dùng lệnh \noindent để cho đừng bị thụt vô. vậy thì mình chỉ cần cho 2 dấu backslash cuối hàng trên là xong để khỏi phải dùng lệnh \noindent được phải không thầy?
    ví dụ như bữa thầy dạy như sau:

    \section*{\S 1.Thực hành bảng}
    \begin{tabular}{|c|c|c|c|}
    \hline STT & Họ và Tên & Chức vụ & Nhiệm kì \\
    \hline 1 & Nguyễn Thái Sơn & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2001-2009 \\
    \hline 2 & Nguyễn Anh Tuấn & Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015 \\
    \hline
    \end{tabular}

    \noindent\begin{tabular}{|c|l|r|c|}
    \hline STT & Họ và Tên & Chức vụ & Nhiệm kì \\
    \hline 1 &Nguyễn Thanh Sơn & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2001-2009 \\ \cline{3-4}
    &&Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015\\
    \hline 2 & Lê Anh Việt & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2010-2015 \\
    \hline 3 & Lê Hoàng Long & Phó Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015 \\
    \hline 4 & Phạm Thanh Danh & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2006-2009 \\
    \hline 5 & Nguyễn Thanh Tâm & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2010-2015 \\
    \hline 6 & Nguyễn Tiến Tài & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2020-2025 \\
    \hline
    \end{tabular}

    \begin{tabular}{|c|c|c|c|}
    \hline STT & Họ và Tên & Chức vụ & Nhiệm kì \\
    \hline 1 & Nguyễn Thái Sơn & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2001-2009 \\
    \hline 2 & Nguyễn Anh Tuấn & Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015 \\
    \hline
    \end{tabular}\\
    \begin{tabular}{|c|l|r|c|}
    \hline STT & Họ và Tên & Chức vụ & Nhiệm kì \\
    \hline 1 &Nguyễn Thanh Sơn & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2001-2009 \\ \cline{3-4}
    &&Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015\\
    \hline 2 & Lê Anh Việt & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2010-2015 \\
    \hline 3 & Lê Hoàng Long & Phó Trưởng Khoa CNTT & 2010-2015 \\
    \hline 4 & Phạm Thanh Danh & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2006-2009 \\
    \hline 5 & Nguyễn Thanh Tâm & Phó Trưởng Khoa Toán-Tin & 2010-2015 \\
    \hline 6 & Nguyễn Tiến Tài & Trưởng Khoa Toán-Tin & 2020-2025 \\
    \hline
    \end{tabular}
    Thay vì enter 2 lần sau \end{tabular} rồi dùng lệnh \noindent ở \begin{tabular} thứ hai
    thì mình chỉ cần dùng 2 dấu backslash sau \end{tabular} thứ nhất là xong phải không Thầy?

    • 1) Enter hai lần hay dùng dấu \\ ở cuối dòng trên và dòng tiếp theo viết ngay sau dòng đó thì có tác dụng như nhau. Do đó ta vẫn phải dùng \noindent để kéo ra.

      Dùng dấu \\ ở cuối dòng trên và nhấn enter hai lần (nghĩa là dòng tiếp theo là dòng trắng) và viết dòng mới tiếp theo nữa thì không cần dùng \noindent để kéo ra. Tuy nhiên hai dòng này cách nhau một dòng trắng trong file PDF.

      Hai hoạt động trên có tác dụng khác nhau. TH1 trong file PDF, hai dòng liên tiếp. TH2 trong file PDF hai dòng cách nhau một dòng trắng.

      2) Ở trang 25 thì nói đến việc dùng các kí tự đặc biệt như %,{,_,$… thì phải có dấu backslash đằng trước.

      Chữ A là bình thường, cách tạo ra chữ Ã trong trường hợp không có font chữ Việt mới dùng \~{A} để đặt dấu “ngã” lên ký tự tiếp theo trong trường hợp máy tính không có bộ gõ tiếng Việt. Ví dụ, \~{u} sẽ ra chữ ũ, \~{e} sẽ ra chữ ẽ.

      Áp dụng, em bỏ đi dòng \usepackage[utf8]{vietnam} (nghĩa là không dùng font chữ Việt) rồi gõ câu sau đây sẽ thấy vẫn có tiếng Việt dù không dùng gói tiếng Việt:

      T\^{o}i y\^{e}u c\`a ph\^e

      Ch\d i ng\~{a} em n\^{a}ng

      T\^{o}i th\’\i ch ai c\~{u}ng n\'{o}i th\d{\^a}t

      Nếu ta muốn tạo ký hiệu toán học X^{A} ta phải dùng $X^{A}$. Nếu gõ X\^{A} (không có dấu $$) thì sẽ ra ký tự Â.

      Tóm lại, đừng quan tâm tới hai ghi chú đó. Và không thức đến 2 giờ sáng để học \LaTeX

      • Em hỏi lần nữa về dấu \\ và enter 2 lần, Thầy đừng la nha Thầy!!!!!!
        Enter 2 lần hay dùng dấu \\ khác nhau thầy ak:
        Enter 2 lần thì hàng sau thụt vô đầu dòng.
        Còn dùng dấu \\ thì không thụt vô đầu dòng.
        Thiệt đó thầy…. lúc mới đánh đề thì đại học 2010 của Thầy. Em cứ dùng dấu\\ thế là hàng sau không thụt vô đầu dòng nên em đã dùng lệnh \hspace{2cm} liên tục để cho nó thụt vô.
        khi em phát hiện ra enter 2 lần tác dụng thụt vô thì em đã dùng enter 2 lần cho những câu muốn thụt vô và thấy rất tiện lợi, còn câu nào không muốn thụt vô dùng em dùng dấu \\ ở cuối câu trước.
        ví dụ như :
        Cho hàm số $y = x^{3} – 2x^{2} + (1-m)x + m $, m là số thực\\
        1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 1\\
        2.Tìm m để đồ thị của hàm số (1)cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.

        Cho hàm số $y = x^{3} – 2x^{2} + (1-m)x + m $, m là số thực\\
        1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 1

        2.Tìm m để đồ thị của hàm số (1)cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.

        hai cái trên khác nhau đó Thầy!!!!

      • Nếu nhận xét đúng thì cứ thế áp dụng. Có thể thầy hay nhấn enter hai lần mà ít dùng dấu \\

  2. \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage{utopia}
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    \begin{document}
    \textit{\textbf{REMEMBER WHEN…}}
    Birthday is a day for us to remember who born us, remember abt sweet n bitter on the grow-up way, remember abt happy teardrops when we r successful n sadness when i fail…..
    Today, I feel so happy. Everything is ok n lucky!!! I recieved celebrated messages n a present that is lovely frog with 2 big eyes and and seem to be a new perfect day. My birthday, I just want to give to my friends, my family all my love. Thanks 4 everything.
    \InsertBoxC{3}{\includegraphics[scale=1.2, angle=75]{iloveu.gif}}
    \end{document}

    Thầy ơi ngày đầu tiên em học Latex thì dạy \vspace{..}, lúc về nhà cần thực hành khi muốn tạo2
    khoảng cách giữa các từ trong dòng em nghĩ nếu có \vspace{..} thì chắc có \hspace{..} (như vlookup và hlookup trong excel} và em đã dùng \hspace{..} và thấy đúng. Em đọc sách Thầy, em thấy có \InsertBoxL{..} và \InsertBoxR thì chắc có \InsertBoxC{..}(có left và có right thì phải có center) đúng không Thầy?

  3. Em cám ơn Thầy nhiều lắm!!!!!!! Em vừa nhìn thấy trả lời của thầy, em hết hồn luôn!!!!!!!!hihi…Hồi trưa này, thay vì trải những cảm xúc của mình lên blog của mình hay facebook thì sẵn lấy LateX ra học nên em đã viết vào Latex luôn.. Với lại ngày hôm qua làm không được phần chèn hình Thầy dạy nên em ứng dụng phần chèn hình vào Latex. Thế mà loay hoay 1 hồi không xong, em post nó vào blog thầy để hỏi!!!!!!!! lúc viết LaTex thì em có để tên mình nhưng khi post để hỏi Thầy thì em đã xóa rồi. Sao mà Thầy biết được tên em vậy???
    Mà Thầy ơi!!thầy dạy muốn chèn hình thì phải copy hình để vào chung folder với LaTex nếu không sẽ lạc tùm lum, bước 2 thêm vào hàng trước \begin{document} là \usepackage{graphicx}
    và muốn thêm hình nào thì ngay trong phần viết văn bản mình dùng lệnh \includegraphics[scale=1.2]{hinh.gif} (nếu muốn xoay hình 1 góc bao nhiêu thì dùng thêm angle và 1 vài lệnh khác như trong sách của Thầy).
    Em làm đúng vậy như không view hình ra được Thầy à!!
    Với lại muốn hình nằm sau n hàng thì dùng lệnh \InsertBox{n}. như ví dụ trên , em muốn hình nằm sau 3 hàng thì dùng \InsertBox{3}. Em thấy mấy bước làm đúng như không view theo ý mình được nên em hỏi Thầy..hi.
    Em sai gì mà không ra vậy Thầy?

    • Em đừng dùng file gif. Hãy dùng file jpg. Có nhiều chương trình chuyển từ gif sang jpg.

      Qui trình chèn hình như sau:

      1. Trước dòng chứa \begin{document}, viết \usepackage{graphicx}
      2. Hình cần chèn nên là hình jpg, copy file hình vào thư mục chứa văn bản đang soạn
      3. Vào LaTeX – includegraphics{file} chọn hình cái thư mục (folder), trỏ con trỏ chuột vào file jpg (chú ý phải chọn All file mới liệt kê được hết các file hình), chọn được hình thì bấm open, rồi chọn OK.
      4. Biên dịch, chắc chắn ra ra được hình.

      Sau đây là file mẫu và kết quả biên dịch của nó. Thầy sẽ gửi cho em các file lily.jpg , insbox.tex

      \documentclass[12pt,a4paper]{article}
      \usepackage{graphicx}
      \begin{document}
      \input{insbox}
      \parbox{10cm}{
      \InsertBoxR{2}{\includegraphics[scale=.25]{lily.jpg} }Birthday is a day for us to remember who born us, remember abt sweet n bitter on the grow-up way, remember abt happy teardrops when we r successful n sadness when i fail…..
      Today, I feel so happy. Everything is ok n lucky!!! I received celebrated messages n a present that is lovely frog with 2 big eyes and and seem to be a new perfect day. My birthday, I just want to give to my friends, my family all my love. Thanks 4 everything.
      }
      \end{document}

      Kết quả:

      https://osshcmup.wordpress.com/2011/11/17/k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3/

  4. Thầy ơi, phần nội dung bài “Làm bạn với LaTeX” mà thầy đăng ở trên không đọc được. Em dùng Firefox vẫn không thể hiển thị nội dung bài viết…

  5. Ah mà Thầy insbox.tex là file có phải là file sẵn dùng mặc định cho mọi trường hợp liên quan?
    Mình có thể tự tạo ra không Thầy? Khi biết được hết các vấn đề cơ bản của LaTeX thì mình đủ trình độ tạo ra file insbox.tex chưa Thầy? Dùng Led để tạo phải không Thầy?

    • Mình hoàn toàn có thể tạo ra các file như vậy. Đơn giản thì dùng \newcommand, phưc tạp hơn thì tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình, vì \TeX là mọt ngồn ngữ lập trình. Tuy nhiên chỉ cần sử dụng các gói đã có một cách thành thạo là tốt lắm rồi. Muốn tìm hiểu thêm các gói mới, hãy vào http://tug.org

      • Em chỉ có thể sử dụng USB 3G. Vậy thì từ nay em không thể nào xem Scribd.com khi Thầy post lên rồi!!!!!!

  6. Thầy ơi cho em hỏi muốn học ngôn ngữ lập trình thì mình học theo thứ tự nào? Và cái nào là nền tảng cho việc học lập ngôn ngữ lập trình vậy Thầy? (C++, Visual basic, Java, Pascal…)
    Có người nói thì học ngôn ngữ lập trình nào trước cũng được, có người thì nói nên học ngôn ngữ lập trình C trước vì nó vốn là căn bản, em cũng đọc trên mạng và cũng thấy nói tùm lum hết ah. Còn em thì thấy các bạn khi mới bắt đầu học đều học Pascal.
    Mà em nghe nói cả Pascal và C đều đã bị bỏ vì lâu quá rồi.
    Khoa Toán cũng bỏ môn học lập trình C++ từ 2 năm nay rồi phải không Thầy? Em nghe các bạn nói vậy, nếu học C++ thì phải qua Khoa Tin và khoa Toán đã bỏ môn này rồi.
    Ngày xưa cái ngôn ngữ lập trình đầu tiên mà em tiếp xúc ở đại học là C++. vì là lần đầu tiên nên em thấy hơi bỡ ngỡ và cuối cùng thì em đã bỏ lỡ… ở thời phổ thông vốn dĩ là học lớp Toán và Tin học ở trường không mạnh nên học Toán là Toán không liên quan gì tới Tin, với lại có học cũng chỉ học MS Word, excel, powerpoint,…mà em ngày đó cũng không thích Tin, chỉ biết những cái đủ để xài trong cuộc sống hàng này.
    Bây giờ thì em thấy mình bắt đầu có cảm giác với môn Tin, thời điểm này thì khá thích LaTeX …
    Em muốn học nhưng không biết phải học cơ bản từ đâu? Mong Thầy chỉ cho em…

  7. Võ Nguyên Thạch

    Em chào Thầy ạ!
    Thầy ơi cho em hỏi, trong phần đánh số phương trình toán học. Em muốn đánh số thứ tự như sau: (1) (1′) (2)….
    Em phải làm như thế nào thưa Thầy?
    Và em muốn chuyển từ word sang LaTex phải làm như thế nào ạ?
    Mong Thầy giúp em!
    Em xin cám ơ Thầy!

    • Thầy sẽ trả lời em từng vấn đề. Nhưng bây giờ thầy vừa về nhà, thong thả thầy sẽ trả lời.

    • Việc đánh số công thức toán nên để \LaTeX thực hiện tự động.
      Tuy nhiên nếu em muốn như thế thì thầy chỉ có một cách làm thủ công, như sau:

      Đo độ rộng của công thức toán học, ví dụ: y = x^3+2x^2-3x+5 như sau:

      \newdimen\stringwidth\setbox0=\hbox{$y = x^3+2x^2-3x+5$}
      \stringwidth=\wd0

      gõ y chang như thầy. Gán độ rộng của công thức vào biến \wd0. Đẩy công thức toán học vào chính giữa dòng văn bản, sau đó kéo công thức toán học về bên trái một đoạn bằng nửa độ rộng của công thức toán, tất nhiên kéo thêm về bên trái 1 indent.

      \hspace*{-\parindent}\hspace*{.5\textwidth}\hspace*{-.5\wd0}$y = x^3+2x^2-3x+5$\hfill (1′)

      Lúc này công thức toán vừa đúng vị trí nếu ta chọn \begin{equation}, dùng lò xo \hfill đẩy số (1′) ra sát lề phải.

      Theo dõi tiến trình sau đây:

      Copy macro sau đây để sử dụng một cách tự động theo nhu cầu của em:

      \newcommand{\dstc}[2]
      {
      \newdimen\stringwidth\setbox0=\hbox{#1}
      \stringwidth=\wd0
      \hspace*{-\parindent}\hspace*{.5\textwidth}\hspace*{-.5\wd0}#1\hfill #2\bigskip
      }

      Sau đây là các ví dụ:

      \dstc{$I=\displaystyle\int_0^1f(x)dx$}{(1′)}

      \dstc{$y=2x^3-3x^2+5x-1$}{(2′)}

      \dstc{$\sqrt{x^2-6x+8}+\sqrt{9-4x-3x^2}$}{(3′)}

      kết quả:

  8. Em chào Thầy ạ!
    Thầy ơi! Muốn tô đậm công thức toán học mình phải làm như thế nào thưa Thầy!
    Em cám ơn Thầy!

  9. Đọc phản hồi của Thầy về đánh số (1′)

  10. Thầy ơi cho em hỏi. Tại sao khi em cài đặt xong texmaker rồi,nhưng khi biên dịch bài viết đó thì nó thông báo là: Could not start the command. hoặc là log not found. Phải khắc phục như thế nào thầy? Mong thầy giúp đỡ.

    • Em quên không save bài viết đó. Hãy save nó thành, ví dụ, test1.tex rồi biên dịch.

      • em có lưu rồi mới biên dịch. nhưng không biết sao nó lại như thế. em lưu vào một file trong my document rồi mở nó ra biên dịch nhưng cũng không được thầy nà.

      • Em tắt bộ gõ tiếng việt Telex, vì tên file có thể ghi không đúng.

        1. Em mở TeXMaker
        2. Chọn Wizard, Quick Start
        3. Hoàn chỉnh một file tex đơn giản nhất
        4. Save As
        5. Khi được hỏi lưu tại đâu, tạo một thư mục mới ở My Documents, chẳng hạn, đặt tên là tex
        6. Ghi tên file là t.tex
        7. Biên dịch.

        Rất có khả năng là tên file t.tex bộ gõ telex viết thành t.tẽ. Dù em đã sửa lại, nhưng không hiểu sao LaTeX vẫn nhớ tên cũ và do đó nó thông báo là “không thấy file t.tex”

  11. Thầy ơi. Em làm đúng thế rồi. Nhấn vào Quick Build nó hiện “Could not start command” Nhấn vào View PDF nó hiện ” File not found”. không biên dịch được. có phải thiếu gói gì không thầy. vì em tải phần mềm này trên mạng về mà.

    • Có thể em chưa cài đặt TeX lên máy tính. TeXmaker chỉ dùng để soạn file nguồn, động cơ định dạng là TeXLive hoặc MiKTeX khoảng 2.1 GB. Em phải cài đặt lại TeXLive hoặc MikTeX bản full. Tạm thời em lên http://scribtex.com test file sau đây
      [soucecode]
      \documentclass[12pt,a4paper]{article}
      \begin{document}
      T\^oi y\^eu \LaTeX
      \end{document}
      [/sourcecode]

  12. Wow. có cả địa chỉ viết latex trên mạng nữa à. Thích nhỉ. Em cũng cài Miktex rồi nhưng dung lượng chỉ có 158 Mb thôi. chắc thiếu nhiều rồi. Cảm ơn thầy ạ.

    • scribtex.com có ba nhóm, nhóm miễn phí có 3 dự án (ví dụ, dự án dạy, dự án học, dự án hợp tác nhiều người). Mỗi dự án số file không hạn chế, dung lượng 50 MB. động cơ định dạng đã bao gồm tất cả kể cả tiếng Việt. Nếu em đã cài MiKTeX bản base thì việc soạn văn bản là biên dịch được, không hiểu em rơi vào trường hợp nào mà LaTeX bảo nó không thấy file đó của em.

  13. Nguyễn Thanh Triều

    Chào Thầy! Em có mua và đọc quyển sách Latex của Thầy. Phần cuối sách Thầy có đề cập đến hộp 3 chiều của tác giả Gerd Neugebauer người Đức. Thầy có thể hướng dẫn e cách tìm code và các bước xử lí cơ bản được không ạ. Em cảm ơn Thầy rất nhiều!

    • Mỗi thời điểm \LaTeX có những sáng kiến mới. Cái hộp đó xuất hiện vào giai đoạn thầy viết xong quyển sách, rất tiếc không in màu nên không đẹp như ý. Thầy sẽ gửi code cho em và hiển thị cái hộp đó với đầy đủ màu sắc.

      Nhân đây thầy cũng giới thiệu thêm, gần đây \LaTeX tích hợp một ngôn ngữ tên là R Sweave để xử lý các hình ảnh thống kê. Ngôn ngữ trong sáng.Kết qủa rất chuyên nghiệp. Thầy đang tìm hiểu.

      Mọi điều liên quan về productbox nằm ở đây:

      http://www.ctan.org/tex-archive/macros/latex/contrib/gene/productbox

    • Nguyễn Thanh Triều

      Em tốt nghiệp ĐHSP TpHCM năm 2003, giờ em đang làm luận văn cao học về thống kê ở trường KHTN tpHCM nên rất cần phần mềm xử lí chuyên nghiệp về các hình ảnh minh họa trong thống kê. Thầy có thể hướng dẫn em các bước cơ bản để tìm tài liệu về R Sweave được không ạ. Em cảm ơn Thầy rất nhiều!

      • Thầy sẽ hướng dẫn từng bước.

      • Nguyễn Thanh Triều

        Dạ em cũng đã tìm được tài liệu về Sweave. Theo tác giả Nicola Sartori thì Sweave là một công cụ cho phép ta nhúng code của phần mềm thống kê R vào văn bản Tex. Em cũng đang đọc bài báo của tác giả đó thầy ạ.

  14. Thầy ơi…không biết có phài là \LaTeX do Thầy dạy hay nên cảm thấy hấp dẫn và thú vị mà sao bây giờ học lập trình trong C++ và Maple thấy “không dễ” tí nào và thấy hơi rối nữa…!!!

    • Lập trình trong Maple không khó. Nó phụ thuộc vào người dạy. Về phía em, đọc các tài liệu đang lưu hành về Lập trình với Maple để tham khảo. Nếu có khó khăn gì về Maple cứ post lên đây, thầy sẽ giúp.

      Còn C++ thầy không có chuyên môn này nên chưa giúp em được.

  15. Em cám ơn Thầy. Tại thời gian hơi gấp rút mà học dồn nhiều quá và phải nắm vững cùng lúc các môn nên có lúc rất mất bình tĩnh. Tự nhiên nhớ lại ngày xưa được Thầy chỉ dạy \LaTeX rất tận tình. Mà giờ có vài ngày để học,tự tìm tài liệu để hiểu và bắt buộc phải thi vào tuần sau rồi. Đây cũng là chiếc vé cuối cùng để được đi tiếp trên chặng đường.
    Em cảm thấy rất vui và thực sự rất cám ơn những comment chân thành cuả Thầy. Chúc Thầy có buổi tối thật vui và hạnh phúc.
    Xin chào Thầy.

  16. Thầy ơi….không biết sao mà bài này không ra được kết quả:(trong maple)
    a:=array(1..20);
    for k to 20 do
    tam:=rand(100);
    a[k]:50-tam();
    od:
    print(a):
    dem:=0:
    for k to 20 do
    if a[k]>0 then
    dem:=dem + 1;
    fi:
    od:
    dem;
    Xin thầy giúp đỡ.Em cám ơn Thầy.

  17. Thầy thật tuyệt!!! Em cám ơn Thầy nhiều lắm!!
    Em nhớ hôm trước cũng làm nhưng không run được. Khuya qua làm lại thì lại mắc lỗi tiếp.
    Hình như lúc nãy Thầy dùng đó là giao diện của \LaTeX à Thầy?
    Ủa ? Khuya qua hơn 3h Thầy còn online hay Thầy chưa log out. Tại khi em post lên thì thấy except liền không phải chờ xét duyệt nữa….

  18. F(0) = 1:
    F(1) = 1:
    for n from 7 to 79 do
    F(n) = F(n-1)+F(n-2);
    n := n+1 ;
    od:
    seq(F(k), k = 9 .. 79);

    F(0) := 1:
    F(1) := 1:
    n := 2:
    while n <= 79 do
    F(n) = F(n-1)+F(n-2);
    n := n+1;
    od:
    seq(F(i), i = 9 .. 79);

    Thầy ơi cùng 1 bài em sử dụng 2 vòng lặp khác nhau nhưng sau không xuất được kết quả Thầy à….
    Thay vì xuất ra giá trị tại F(9) đến F(79), chương trình chỉ xuất F(9) đến F(79)
    Maple không giống \LaTeX có thể compile và xem lỗi nên….

  19. Thầy ….Em vừa tìm ra lỗi bài trên rồi. Chắc Thầy đang soạn bài mai đi dạy à…
    Em chào Thầy…..

  20. lâm văn thân

    Thầy ơi bạn e gửi cho 1 bài e chạy n nó báo là “file not found” là sao ạ.trong khi đó bài của e làm vẫn đc bình thường,lỗi này khắc phục như thế nào ạ!

    • Có một mẹo nhỏ như sau: Em save as file của bạn thành một file trong thư mục làm việc của em, trùng với một file cũ của em càng tốt. Tất nhiên file của em phải sao lưu trước khi để file của bạn save as vào.

      Ví dụ em có một file chạy ổn định, em save as thành friend.tex, lấy file của bạn save as thành friend.tex. File này là của bạn, còn file của em bị đè.

  21. Thầy ơi.muốn căn chỉnh lề trái, phải, trên, dưới của bài báo cáo thì làm thế nào ạ!

  22. Em chào thầy ạ. em dùng khai báo như dưới đây về căn trên, dưới, trái phải ạ. nhưng khi cho chạy ra PDF thì e dùng thước đo thấy lề trên chỉ là 2,5 cm và đầu mỗi chương thì thường là 4, 5 cm ạ. Vậy e phải làm như thế nào ạ? em cảm ơn thầy.\NeedsTeXFormat{LaTeX2e}
    \documentclass[12pt,oneside,a4paper,openany]{report}
    \usepackage{amsthm,amsmath,amsfonts,amsxtra,amssymb,latexsym,amscd}
    \usepackage{colortbl,mathrsfs,pstricks,pstricks-add,pst-math,pst-xkey,setspace,fancyhdr,tabularx,multirow,animate,pst-3dplot,xcolor,pst-vue3d,pst-node,pst-coil}
    \def\arc#1{\stackrel{\textstyle\frown}{#1\ }}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \usepackage[top=3cm, bottom=3cm, left=3.5cm, right=2cm]{geometry}

    • nếu vậy em điều chỉnh top phù hợp. Thầy khai báo
      \usepackage[top=2cm, bottom=3cm, left=3.5cm, right=2cm]{geometry}

      in ra đúng 3cm.

      ở các trang bắt đầu chương, có số chương và tiêu đề chương, LaTeX tự động điều chỉnh các khoảng cách có liên quan, do đó khoảng cách là 4,5cm là thường. Với lệnh điều chỉnh trên, khỏang cách mới sẽ là 3,5cm. Nếu em sắp chữ bằng LaTeX, em nên theo chuẩn chung. Nếu muốn thực hiện cá biệt (do bị bắt buộc) em phải viết nhiều lệnh để điều khiển.

      So sánh một Luận Án TS Toán học được thực hiện bằng LaTeX ở nước ngoài (hầu hết tất cả các nước) và một Luận Án TS Toán học được thực hiện bằng Word ở VN ta sẽ thấy sự khác biệt một TRỜI một VỰC. Hoặc một quyển sách toán cao cấp/hiện đại của Springer Verlag khác xa với một quyển sach như thế nhưng xuất bản ở VN sắp chữ bằng MS Word.

  23. Lam the nao de kich hoat chuong trinh ve hinh metapost trong miktex vay thay? Em lam hoai ma khong duoc.

    • em cài MikTeX bản full. Để kiêm tra em ra giao diện dòng lệnh, gõ thử mpost (enter). Nếu chương trình cài đặt đúng, sẽ thấy mpost vận hành và thông báo lỗi vì không thấy file cần biên dịch.

      Khi ở trong TeXMaker, em soạn một file mp rồi bấm F2 sẽ thấy mpost vận hành.

  24. Khong duoc roi thay oi. Em phai lam sao? Em tinh nghien cuu phan ve hinh trong metapost thay day tren web.

  25. em nên gỡ bỏ MiKTeX rồi cài TeXLive2013, khi download nó sẽ có 1.9Gb do đó nên download đầu hôm đến sáng thì xong.

  26. Thầy ơi, thụt vào đầu dòng trong latex làm như thế nào hả thầy?

  27. vâng, em cảm ơn thầy ạ. thầy có gói lệnh dành cho phương trình đạo hàm riêng không thầy? chỉ cho em với ạ?em cảm ơn thầy nhiều ạ.

  28. Em chào thầy, thầy có thể chỉ giúp em chèn hình vào đúng vị trí trong latex được không ạ. Em chèn một hình nằm bên lề phải nhưng còn bên cạnh lề trái em vẫn muốn viết tiếp văn bản thì làm thế nào ạ?

    • Em tạo ra hai hộp vô hình, một hộp đựng chữ và một hộp đựng hình ảnh:

      \parbox{.475\textwidth}{hộp đựng văn bản}
      \hspace*{.05\textwidth}
      \parbox{.475\textwidth}{hộp đựng hình ảnh}
      
  29. 1/ Thầy làm ơn cho em hỏi: Tại sao các bảng mình đánh trong latex khi xuất ra thì không mặc định ngay vị trí đó, nó chạy lung tung hết. có cách nào cố định bảng đó không Thầy.
    2/ Trên bảng có khoảng 4 cột. Nếu trên mỗi cột có nhiều dòng thì ta dùng gói lệnh gì hả Thầy.
    Em cảm ơn Thầy

  30. Thầy ơi.Em muốn xuống dòng và bắt đầu một đoạn mới trong latex thì làm thế nào thầy em dùng \\ hay \newline thì chỉ xuống dòng thôi chớ không bắt đầu 1 đoạn mới

  31. Em cảm ơn thầy. Và bây giờ em muốn các đoạn trước luôn cách đoạn sau 1 khoảng cố định nào đó. Ví dụ 6pt thì phải làm sao ạk

    • viết lệnh sau đây sau \begin{document}
      \setlength{\parskip}{6pt}

      • nguyenvanda

        Cho em hỏi nửa là: làm sao để viết được font Time new roman trong latex như trong word. Và em dùng
        \usepackage{setspace}
        \onehalfspacing
        để có khoảng cách dòng là 1.5 line như trong word như trong thực tế em in ra và em đo khoảng cách thì nó nhỏ hơn 1.5 line của file word ak

      • để dùng font giống như Times New Rroman
        em dùng

        \usepackage{times}

        muốn khoảng cách giữa các dòng giống như word em phải biết word giãn bao nhiêu, sau đó em viết lệnh sau đây trước \begin{document}

        \renewcommand{\baselinestretch}{1.7}

        con số thập phân 1.7 có thể sẽ điều chỉnh cho đến khi nào độ giãn dòng giống như 1.5 lines như word.

      • nguyenvanda

        Dạ e cảm ơn thầy nhưng còn cái này em làm chưa được ak. lệnh
        \renewcommand{\baselinestretch}{1.7}

        chỉ làm thay đổi khoảng cách giữa các chapter và section, giữa section và subsection thôi chớ không làm thay đổi khoảng cách giữa các dòng ak

      • em phải để trước \begin{document}

  32. Em chào thầy ạ, gần đây em đang phải làm đồ án bằng latex, em cũng tìm đọc các sách hướng dẫn nhưng đồ án thực tế thì em thấy nó phức tạp và rắc rối hơn nhiều mấy ví dụ trong đó, May mắn tìm được Wp của thầy, em có thể hỏi thầy chỗ này không ạ?
    \documentclass[a4paper,twoside,french,12pt]{book}
    \documentclass[12pt,a4paper,twoside,vietnam]{report}
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \documentclass[10pt,a4paper]{article}
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    \begin{document}
    \end{document}%\usepackage[utf8]{inputenc}
    %\usepackage[vietnam]{babel}
    \usepackage[left=2.64cm,right=2.54cm,top=3cm,bottom=3cm]{geometry}
    \usepackage{fancyhdr}
    \pagestyle{fancy}
    \usepackage{utopia}
    \lhead{\textbf{Đồ án cung cấp điện}}
    \chead{}
    \rhead{\textbf{\textit{GVHD: TS.Phạm Mạnh Hải}}}
    \lfoot{\textbf{SV: Nguyễn Việt Ninh-D6H1}}
    \cfoot{}
    \rfoot{\thepage}
    \renewcommand{\headrulewidth}{0.4pt}
    \renewcommand{\footrulewidth}{0.4pt}
    \setcounter{secnumdepth}{4}
    \usepackage{graphicx}
    \begin{document}
    \thispagestyle{empty}
    \tableofcontents
    \chapter{Thiết kế cung cấp điện}
    \pagenumbering{arabic}

    Cho em hỏi lệnh nào là lệnh điều chỉnh cỡ chữ cho “thiết kế cung cấp điện’ ạ? Em muốn cho dòng như dưới này thì phải làm như nào ạ?
    “Thiết kế cung cấp điện (in đậm)
    Bài 5A
    “Thiết kế cung cấp điệncho một phân xưởng sản xuất công nghiệp”
    A. Dữ liệu
    ……..

    Em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ! Hi vọng thầy có thời gian trả lời câu hỏi của em ạ

      1. Em muốn thay đổi cỡ chữ của tiêu đề chương, hãy tìm file book.cls hoặc report.cls (tuỳ khai báo) đến dòng 391 và 397
        \def\@makechapterhead#1{%
          \vspace*{50\p@}%
          {\parindent \z@ \raggedright \normalfont
            \ifnum \c@secnumdepth >\m@ne
              \if@mainmatter
                \huge\bfseries \@chapapp\space \thechapter
                \par\nobreak
                \vskip 20\p@
              \fi
            \fi
            \interlinepenalty\@M
            \Huge \bfseries #1\par\nobreak
            \vskip 40\p@
          }}
        

        chữ \huge ở dòng 391 định cỡ chữ cho số chương như “Chương 1” em có thể thay bằng \large, \Large

        chữ \Huge ở dòng 397 định cỡ chữ cho tiêu đề chương. Em có thể thay bằng \huge, \Large

      2. Em nên lưu file gốc trước khi edit và save
      3. Em muốn đưa tên chương và tiêu đề chương ra giữa trang như những người dùng Word thường làm (không giống ai) em tìm đến dòng 391 thay bằng:
        \centering{\huge\bfseries \@chapapp\space \thechapter}
  33. thưa thầy em nghe thầy không đẩy nó ra giữa trang nữa. Em mới làm một đoạn ngắn cho chạy thử thì nó hiện file not found hoài trong khi em đã save cũng như đổi tên thành tên 1 file chạy ổn định như thầy nói lúc trước, thầy xem hộ em sai ở đâu được không ạ?

    \documentclass[a4paper,twoside,12pt]{book}
    \documentclass[12pt,a4paper,twoside,vietnam]{report}
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \documentclass[10pt,a4paper]{article}
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    \begin{document}
    \end{document}%\usepackage[utf8]{inputenc}
    %\usepackage[vietnam]{babel}
    \usepackage[left=2.64cm,right=2.54cm,top=3cm,bottom=3cm]{geometry}
    \usepackage{fancyhdr}
    \pagestyle{fancy}
    \usepackage{utopia}
    \lhead{\textbf{Đồ án cung cấp điện}}
    \chead{}
    \rhead{\textbf{\textit{GVHD: TS.Phạm Mạnh Hải}}}
    \lfoot{\textbf{SV: Nguyễn Việt Ninh-D6H1}}
    \cfoot{}
    \rfoot{\thepage}
    \renewcommand{\headrulewidth}{0.4pt}
    \renewcommand{\footrulewidth}{0.4pt}
    \setcounter{secnumdepth}{4}
    \usepackage{graphicx}
    \begin{document}
    \thispagestyle{empty}
    \tableofcontents
    \chapter{Thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng sản xuất công nghiệp}
    \pagenumbering{arabic}
    A.Dữ liệu\\
    Thiết kế mạng điện cung cấp cho một phân xưởng với số liệu cho trong bảng số liệu thiết kế cấp điện phân xưởng. Tỷ lệ phụ tải điện loại I là 70\%. Hao tổn điện áp cho phép trong mạng điện hạ áp {$\mathbf{\bigtriangleup U_{cp}}$}=3,5\%. Hệ số công suất cần nâng lên là $\cos\varphi=0,9$. Hệ số chiết khấu i=12\%. Công suất ngắn mạch tại điểm đấu điện $S_{k}$, MVA. Thời gian tồn tại của dòng ngắn mạch $t_{k}$=2,5. Giá thành tổn thất điện năng $c_{\delta}$=1500 đ/kWh, suất thiệt hại do mất điện $g_{th}$=8000 đ/kWh. Đơn giá tụ bù là 110.$10^{3}$ đ/kVAr, chi phí vận hành tụ bằng 2\% vốn đầu tư, suất tổn thất trong tụ {$\mathbf{\bigtriangleup P_{b}}$=0.0025kW/kVAr.Giá điện trung bình g=1250 đ/kWh. Điện áp phân phối lưới 22kV.\\
    Thời gian sử dụng công suất cực đại $T_{M}$=4500(h). Chiều cao phân xưởng h=4,7(m). Khoảng cách từ nguồn điện đến phân xưởng L=150(m).\\
    Các tham số khác lấy trong phụ lục và sổ tay thiết kế cung cấp điện.\\
    \end{document}
    
  34. dạ em cảm ơn thầy nhiều nhiều lắm ạ!!

  35. Thưa thầy cái bảng số liệu của em bị chèn xuống bên dưới do to quá, phải làm thế nào chỉnh lại kich cỡ của nó ạ?
    \documentclass[a4paper,twoside,12pt]{book}
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    %\usepackage[utf8]{inputenc}
    %\usepackage[vietnam]{babel}
    \usepackage[left=2.64cm,right=2.54cm,top=3cm,bottom=3cm]{geometry}
    \usepackage{fancyhdr}
    \pagestyle{fancy}
    \usepackage{utopia}
    \lhead{\textbf{Đồ án Cung Cấp Điện}}
    \chead{}
    \rhead{\textbf{\textit{GVHD: TS.Phạm Mạnh Hải}}}
    \lfoot{\textbf{SV: Nguyễn Việt Ninh-D6H1}}
    \cfoot{}
    \rfoot{\thepage}
    \renewcommand{\headrulewidth}{0.4pt}
    \renewcommand{\footrulewidth}{0.4pt}
    \setcounter{secnumdepth}{4}
    \usepackage{graphicx}
    \begin{document}
    \thispagestyle{empty}
    \tableofcontents
    \chapter{Thiết kế cung cấp điện cho một phân xưởng sản xuất công nghiệp}
    \pagenumbering{arabic}
    \section{Dữ kiện:}
    Thiết kế mạng điện cung cấp cho một phân xưởng với số liệu cho trong bảng số liệu thiết kế cấp điện phân xưởng. Tỷ lệ phụ tải điện loại I là 70\%.\\
    Tuy nhiên thường rất khó khăn để thỏa mãn cả 3 điều kiện trên, vì vậy khi thiết kế phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phụ tải để lựa chọn phương án tối ưu nhất trong các phương án có thể.\\\indent
    Dựa vào nguyên tắc phân nhóm ở trên và căn cứ vào vị trí, công suất của các thiết bị được bố trí trên mặt bằng phân xưởng, ta có thể chia các phụ tải thành 3 nhóm. Kết quả phân nhóm phụ tải được trình bày ở bảng 2.1
    \begin{table}
    \caption{Phân nhóm phụ tải cho xưởng cơ khí sửa chữa.}
    \begin{tabular}{|c|c|c|c|c|c|}
    \hline
    \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf STT}} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf Tên thiết bị}} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf Hệ số }} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf cos $\varphi$}} \\
    \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf }} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf }} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf }} & \multicolumn{ 1}{|c|}{{\bf }} \\\hline
    \multicolumn{ 6}{|c|}{{\bf NHÓM 1}} \\\hline
    1 &Lò điện kiểu tầng &1 &0,35 &0,91 &18 \\\hline
    2 &Lò điện kiểu tầng &2 &0,35 &0,91 &25 \\\hline
    3 &Lò điện kiểu tầng &3 &0,35 &0,91 &18 \\\hline
    4 &Lò điện kiểu tầng &4 &0,35 &0,91 &25 \\\hline
    5 &Lò điện kiểu buồng &5 &0,35 &0,92 &40 \\\hline
    6 &Lò điện kiểu buồng &6 &0,35 &0,92 &55 \\\hline
    7 &Thùng tôi &7 &0,3 &0,95 &1,1\\\hline
    8 &Lò điện kiểu tầng &8 &0,26 &0,86 &30 \\\hline
    9 &Lò điện kiểu tầng &9 &0,26 &0,86 &20 \\\hline
    10 &Bể khử mỡ &10 &0,47 &1 &1,5\\\hline
    \multicolumn{ 5}{|c|}{{\bf Tổng}} \\\hline
    \multicolumn{ 6}{|c|}{{\bf NHÓM 2}} \\\hline
    1 &Bồn đun nước nóng &11 &0,3 &0,98 &15 \\\hline
    2 &Thùng tôi &12 &0,3 &0,95 &2,2 \\\hline
    3 &Bồn đun nước nóng &13 &0,3 &0,98 &22 \\\hline
    4 &Bồn đun nước nóng &14 &0,3 &0,98 &30 \\\hline
    5 &Thùng tôi &15 &0,3 &0,95 &2,8 \\\hline
    6 &Thiết bị cao tần &16 &0,41 &0,83 &32 \\\hline
    7 &Thiết bị cao tần &17 &0,41 &0,83 &22 \\\hline
    8 &Máy quạt &18 &0,45 &0,67 &11 \\\hline
    9 &Máy quạt &19 &0,45 &0,67 &11 \\\hline
    \multicolumn{ 5}{|c|}{{\bf Tổng}} \\\hline
    \multicolumn{ 6}{|c|}{{\bf NHÓM 3}} \\\hline
    1 &Máy mài tròn vạn năng &20 &0,47 &0,6 &2,8 \\\hline
    2 &Máy mài tròn vạn năng &21 &0,47 &0,6 &5,5 \\\hline
    3 &Máy mài tròn vạn năng &22 &0,47 &0,6 &4,5 \\\hline
    4 &Máy tiện &23 &0,35 &0,63 &2,2 \\\hline
    5 &Máy tiện &24 &0,35 &0,63 &4,5 \\\hline
    6 &Máy tiện ren &25 &0,53 &0,69 &7,5 \\\hline
    7 &Máy tiện ren &26 &0,53 &0,69 &12 \\\hline
    8 &Máy khoan đứng &30 &0,4 &0,6 &5,5 \\\hline
    \multicolumn{ 5}{|c|}{{\bf Tổng}} \\\hline
    \multicolumn{ 6}{|c|}{{\bf NHÓM 4}} \\\hline
    1 &Máy tiện ren &27 &0,53 &0,69 &12 \\\hline
    2 &Máy phay đứng &28 &0,45 &0,68 &4,5 \\\hline
    3 &Máy phay đứng &29 &0,45 &0,68 &12 \\\hline
    4 &Máy khoan đứng &31 &0,4 &0,6 &7,5 \\\hline
    5 &Cần cẩu &32 &0,22 &0,65 &7,5 \\\hline
    6 &Máy mài &33 &0,36 &0,872 &2,8 \\\hline
    \multicolumn{ 5}{|c|}{{\bf Tổng}} \\\hline
    \end{tabular}
    \end{table}
    \end{document}

  36. Thầy đang viết sách à Thầy?

  37. Thầy cho em hỏi, có cách nào giãn dòng cho đoạn văn bản trong
    tabular không? đoạn code sau của em khi biên dịch ra các dòng sát nhau quá nên không được đẹp mắt.

    \begin{tabular}{p{9cm} l @{} l}
    $\sqrt[m]{a.b} = \sqrt[m]{a}.\sqrt[m]{b}$. & $\sqrt[m]{\dfrac{a}{b}} = \dfrac{\sqrt[m]{a}}{\sqrt[m]{b}}$.\\

    $\sqrt[m]{\sqrt[n]{a}} = \sqrt[mn]{a} $. & $\left( \sqrt[m]{a}\right)^n = \sqrt[m]{a^n}, \quad (a > 0) $.\\

    $\sqrt[n]{a^{mn}} = a^m$ & $\sqrt[2n]{a^{2n}} = |a| $.\\

    $\dfrac{p}{m} = \dfrac{q}{n} $ thì $\sqrt[n]{a^p} = \sqrt[m]{a^q}, \quad (a > 0)$. &
    \end{tabular}

    • {\renewcommand{\arraystretch}{2}
      \begin{tabular}{p{9cm} l @{} l}
      $\sqrt[m]{a.b} = \sqrt[m]{a}.\sqrt[m]{b}$. & $\sqrt[m]{\dfrac{a}{b}} = \dfrac{\sqrt[m]{a}}{\sqrt[m]{b}}$.\\
      
      $\sqrt[m]{\sqrt[n]{a}} = \sqrt[mn]{a} $. & $\left( \sqrt[m]{a}\right)^n = \sqrt[m]{a^n}, \quad (a > 0) $.\\
      
      $\sqrt[n]{a^{mn}} = a^m$ & $\sqrt[2n]{a^{2n}} = |a| $.\\
      
      $\dfrac{p}{m} = \dfrac{q}{n} $ thì $\sqrt[n]{a^p} = \sqrt[m]{a^q}, \quad (a > 0)$. &
      \end{tabular}
      }
      
  38. Em chào thầy ạ thầy cho e hỏi
    1: Em tạo được mục lục rồi nhưng e muốn chữ mục lục in hoa có dấu và căn giữa thì làm như thế nào ạ.
    2 E thấy mấy phần chữ nội dung của phần section và supsection không bằng nhau làm thế nào để được bằng nhau ạ
    Em cảm ơn thầy

    • Câu hỏi 1 em xem thầy trả lời Hoàng Hà,

      \def\contentsname{\hspace*{.35\textwidth} M\d{U}C L\d{U}C}
      \let\oldcontentsname\contentsname
      \renewcommand{\contentsname}{
      \vspace*{-.2\textheight}{\fontsize{25pt}{0pt}\selectfont\oldcontentsname}
      }

      \tableofcontents
      chắc các em cùng trường.

      Câu 2. Section và subsection em muốn cùng cỡ, nhưng của phần nào? của section hay của subsection

  39. e cảm ơn thầy ạ
    ví dụ mục 1.1 Vec tơ
    1.1.1 ĐỊnh nghĩa
    E muốn cho chúng nó cùng cỡ hết theo 1.1 ạ

  40. e quên mất thầy e dùng document report thầy ah

Gửi phản hồi cho Thiên Hủy trả lời